Đánh vợ bầu vỡ nền sọ, đa chấn thương
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tánh Linh, Bình Thuận vừa ký quyết định trưng cầu giám định và đưa nạn nhân Lâm Thị Mến 31 tuổi ở xã Huy Kiêm, Tánh Linh đến Trung tâm giám định Pháp y Bình Thuận để giám định tỷ lệ thương tật. Chị Mến đang mang thai 7 tháng do mệt mỏi nên nằm ngủ, chồng chị đã dùng cây, dao chém gãy 2 tay, 1 chân. Đến nay, do chấn thương vùng đầu, 1 mắt của nạn nhân đã không nhìn rõ.
Trước đó, theo lời kể của chị Mến, khoảng 22h30 ngày 16/8, chồng chị là Huỳnh Văn An (26 tuổi) ngụ xã Huy Khiêm (Tánh Linh) đi nhậu về thấy vợ đang nằm ngủ thì chửi rủa. Do những lần trước đều bị hành hung nên lần này sợ bị chồng đánh tiếp, chị Mến bỏ ra nhà sau. Nhưng An đã dùng cây gỗ dài 80cm đánh đập tàn nhẫn lên đầu, tay, chân vợ. Khi chị Mến bỏ chạy thì An dùng dao đuổi theo chém liên tiếp vào người vô cùng tàn độc. Tuy nhiên gia đình người chồng và hàng xóm đều không dám can ngăn.
Khi phát hiện chị Mến hôn mê, hàng xóm đã gây áp lực yêu cầu gia đình chồng đưa nạn nhân đến Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu. Sau 2 ngày cấp cứu tại BV Chợ Rẫy, chị Mến xin xuất viện về nhà. Giấy xuất viện thể hiện, bệnh nhân mang thai 26 tuần tuổi, bị chấn thương đầu, vỡ nền sọ (gãy xoang sàng hai bên); cả tay trái và phải bị gãy xương trụ, xương quay, xương mác; gãy nhiều xương ngón tay ở bàn tay trái…
|
Dù đang mang thai 7 tháng nhưng chị Mến vẫn bị chồng hành hạ đánh gãy tay, gãy chân. |
Được biết, Lâm Thị Mến ngụ Mỹ Thới, Long Xuyên, An Giang. Đầu năm 2018, tình cờ gặp An rồi hẹn hò yêu nhau. Tuy nhiên do đã lỡ duyên một lần, gia đình không chấp nhận cho Mến kết hôn với người trẻ tuổi hơn. Sau đó Mến đã trốn nhà ra Bình Thuận sống như vợ chồng với Huỳnh Văn An mà không đăng ký kết hôn. Theo lời nạn nhân, hơn một năm qua người chồng đã đánh đập chị rất nhiều lần, chết đi sống lại.
Mới đây nhất, sau khi ở BV Chợ Rẫy về, chị Mến mang trong mình thương tật gãy chân tay, thế nhưng đã không biết thương vợ, An lại bắt vợ phải vào bếp nấu cơm. Khi vợ khóc lóc năn nỉ do hai tay và một chân còn băng bột không thể nấu ăn thì An tiếp tục dùng cây đánh vợ thêm lần nữa. Lần này một số người dân địa phương quá bất bình đã kêu gọi góp tiền chuyển nạn nhân đến Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận tiếp tục điều trị. Thương xót hoàn cảnh của nạn nhân, một số người dân địa phương đã phải bỏ việc, thay nhau nuôi bệnh, đút cho nạn nhân ăn do hai tay hiện không thể cầm nắm được gì.
Do đó, công an Bình Thuận đã ký quyết định trưng cầu giám định thương tật, do và ngày 27/8 chị Mến đã được người dân đưa đi thực hiện các thủ tục giám định cần thiết tại Bệnh viện Đa khoa An Phước.
Vũ phu hay tâm thần?
Trước hoàn cảnh của chị Mến, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu gã chồng vũ phu của chị có vấn đề về tâm thần hay không. Nếu thần kinh ổn định thì có lẽ anh ta đã không đánh đập người vợ đang mang thai một cách tàn nhẫn như vậy!
Thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp người bệnh tâm thần vẫn sinh hoạt, sống chung cùng gia đình, gây nguy hiểm cho gia đình, vợ con và những người xung quanh. Không ít trường hợp người bệnh tâm thần vô cớ đánh đập vợ con, người thân một cách điên cuồng, không kiểm soát, không ý thức. Lại có người bệnh tâm thần hoang tưởng luôn nghĩ có ai đó tìm cách hại mình nên luôn lo lắng đối phó, thậm chí hành hạ, dọa giết vợ con, người thân vì cho rằng những người này muốn giết hại mình. Cũng có trường hợp người bện tâm thần lên cơn điên là đòi vợ "quan hệ" với những sở thích quái đản, bất kể không gian, thời gian nào,...
Tất cả những biểu hiện đó không chỉ gây mệt mỏi, ức chế cho người sống chung, mà còn nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng những người này.
Từ các biểu hiện của chồng chị Mến với thói vũ phu, đánh đập vợ dã man, không thương tiếc, dù vợ đang mang bầu 7 tháng, có thể thấy người chồng có những biểu hiện không phải của một người bình thường. Có lẽ chỉ người bệnh tâm thần mới có cách hành xử như vậy???
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Thịnh – Phó giám đốc bệnh viện tâm thần Trung ương xét về mặt y học biểu hiện của bệnh nhân tâm thần là khá phức tạp, người bệnh thường có những suy nghĩ hoang tưởng, hành vi bộc phát và những biểu hiện của bệnh rất khó đoán trước.
Do đó, người bệnh tâm thần không có sự đảm bảo một cuộc sống gia đình yên ổn và sự an toàn cho người thân trong gia đình. Gia đình người bệnh tâm thần cần có những kỹ năng chung sống cần thiết và vấn đề quan trọng ở đây là: Người mắc bệnh tâm thần kết hôn hay không đều cần có sự tư vấn của bác sỹ chuyên khoa.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tại Việt Nam hiện có khoảng 15% dân số mắc các
rối loạn tâm thần phổ biến liên quan tới stress, 3 triệu người bị rối loạn tâm thần nặng. Còn theo Viện Sức khỏe tâm thần 30% dân số đang mắc các bệnh liên quan tới rối loạn tâm thần. Đáng lo ngại là nhiều người bỏ qua những triệu chứng ban đầu, đến khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn.
Theo các bác sĩ, dấu hiệu nhận biết của bệnh này bắt đầu từ sự trầm cảm, người bệnh có cảm giác buồn chán, trống rỗng, khó tập trung suy nghĩ, hay quên, luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì, hay cáu gắt, giận dữ, bạo lực...
|
Người bị rối loạn tâm thần luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì, hay cáu gắt, giận dữ, bạo lực... |
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa…Đây là những triệu chứng mà người bệnh thường bỏ qua hoặc tự điều trị. Ngoài ra, nhiều người chọn cách giấu bệnh, không đi khám chữa vì sợ người khác nghĩ mình bị tâm thần, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống..., dẫn tới tỷ lệ đi khám các bệnh tâm thần rất thấp.
Khi biết bản thân mắc bệnh, nhiều bệnh nhân và cả người nhà không muốn chấp nhận điều đó, họ thường tự chữa trị qua các thầy lang, thầy cúng. Việc điều trị không đúng phương pháp, không đến nơi đến chốn không những không chữa được bệnh mà còn làm cho bệnh nặng thêm.
Thảo Nguyên (TH)