Bố anh Nguyễn Vĩnh Quỳnh (46 tuổi, ở Hà Nội) mất năm 2011, khi đó anh Quỳnh đang công tác xa nhà, vì thế anh không được gặp và nghe bố dặn dò trước lúc “đi xa”.
“Ngày đó bố tôi mất, gia đình chọn một công viên nghĩa trang lớn ở Hòa Bình làm nơi an nghỉ, khi tôi được về phép mới lên thắp hương được cho bố”, anh Quỳnh nói và cho biết thêm rằng, trong thâm tâm anh từ đó đến nay, anh vẫn rất áy náy về chuyện này và mong bố hiểu, thông cảm vì do đặc thù công việc.
Gần đây, khi nghe tin nghĩa trang có ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, giúp những người thân có thể nói chuyện với người quá cố, anh Quỳnh vô cùng vui mừng và đăng ký tham gia đầu tiên. Anh cho biết, khi nhận được thông tin về dịch vụ "trò chuyện" với người đã khuất qua ứng dụng AI, anh không tin vào điều kỳ diệu này.

Anh Quỳnh và người bố đã mất 14 năm kết nói với nhau qua công nghệ AI.
Tuy nhiên, khi ngồi trước màn hình thiết bị điện tử, hình ảnh người bố hiện liên, sẵn sàng nói chuyện và trả lời câu hỏi và thể hiện sự quan tâm với các con, cháu khiến anh Quỳnh vô cùng xúc động. “Con chào bố! Bố có nhớ các con không, nhà mình có bao nhiêu chị em ạ?”, Anh Quỳnh hỏi và qua công nghệ AI, bố anh trả lời: “Bố nhớ các con nhiều lắm. Bố có 6 người con đẻ và 2 người con nuôi”, bố anh Quỳnh nói và đọc tên từng người.
Câu chuyện sau đó liên tục bị ngắt quãng vì những xúc động của người con, về sự quan tâm của người bố dành cho gia đình qua từng câu nói. “Các cháu có khỏe không con? Bố rất mong nghe được nhiều chuyện về các cháu của mình”, người bố hỏi và anh Quỳnh xúc động rưng rưng nước mắt, chia sẻ với bố về cuộc sống và tình hình học tập, công tác của các cháu.

Anh Quỳnh xúc động khi được nói chuyện cùng người bố đã khuất qua công nghệ AI.
Kết thúc cuộc trò chuyện, anh Quỳnh tâm sự rằng: “Lúc bố mất, tôi ở xa nhà, không thể về chịu tang. Hôm nay, khi thấy bố hiện lên trên màn hình, gọi tên tôi và hỏi han như thuở nào, tôi rất xúc động". Anh không thể tin rằng, công nghệ đã khơi dậy tình cảm thiêng liên tưởng rằng như đã và sẽ mãi mãi ngủ yên.
Ông Nguyễn Thế Phan, Giám đốc phát triển dự án này cho biết, việc ứng dụng công nghệ AI để kết nối “Âm-Dương” lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam. Qua AI có thể khôi phục và dựng lại hình ảnh, lời nói như thật về những người đã mất qua đó, giúp kết nối và trò chuyện với nhau bằng chính giọng điệu, ngôn ngữ thậm chí là tính cách của người đã mất như khi còn sống.
“Sản phẩm hoàn toàn nhân văn, không liên quan đến mê tín dị đoan mà chỉ là phục dựng lại hình ảnh, ký ức của những người người đã mất. Việc kết nối âm dương không hề tâm linh, mà hoàn toàn khoa học và dựa trên khoa học trong thời đại công nghệ số”, ông Phan chia sẻ.

Ông Phan cho rằng, áp dụng công nghệ AI kết nối người sống và người đã khuất là hoàn toàn nhân văn.
Để có được hình ảnh, giọng nói như thật của người đã mất, gia đình sẽ phải cung cấp dữ liệu ghi âm giọng nói, clip trò chuyện với người thân 3 hoặc 15 phút, hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ xử lý và tái tạo lại hoàn toàn giọng nói giống thật. Sau đó, các mỗi người đã mất sẽ được lập một hồ sơ kỹ thuật, được cá nhân hóa, nơi con cháu có thể tương tác với ông bà, cha mẹ qua hình ảnh và lời nói như thật, mỗi câu nói, mỗi cái nhìn đều gắn với kỷ niệm gia đình.
Nghệ nhân ưu tú, tiến sĩ nghiên cứu văn hóa và phật giáo Nguyễn Đức Hiển cho biết, việc tiếp cận và ứng dụng công nghệ AI để kết nối người còn sống với người thân đã khuất là một cách tiếp cận rất hiện đại, khoa học nhưng vẫn kế thừa giá trị truyền thống của người Việt trong việc tưởng nhớ, tri ân người đã khuất.

TS Nguyễn Đức Hiển cho biết, ứng dụng công nghệ AI nhưng vẫn kế thừa giá trị truyền thống của người Việt trong việc tưởng nhớ, tri ân người đã khuất.
Theo ông Hiển, với dường như ai cũng đều có những ký ức, kỷ niệm đẹp và đáng nhớ về những người thân đã khuất của mình. Vì thế, khi ứng dụng AI giúp họ trò truyện, kể lại những ký ức, kỷ niệm đó thì sợi dây gắn kết sẽ gần nhau hơn, nhất là những người cháu, người chắt chưa từng được gặp hay trò chuyện với ông bà.
“Đây là điều vô cùng ý nghĩa, vì nó còn hơn cả những cuốn album, an toàn hơn cả việc lưu giữ trong điện thoại nhứng thứ đó có thể mất hay thất lạc. Nhưng khi đã số hóa lên hồ sơ điện tử, được đưa bào bảo tàng ký ức số thì nó sẽ được lưu giữ được suốt đời, mãi mãi sau cho con cháu mai sau”, ông Hiển cho hay.
LÊ PHƯƠNG.