Theo các tài liệu giải mật sau này, chiến dịch Bolo chính thức được mở màn vào ngày 2/1/1967 bất chấp thời tiết không được thuận lợi. Lúc đó miền bắc Việt nam đang là mùa đông, trời âm u, mây bao phủ gần như toàn bộ khu vực mục tiêu (với quân Mỹ): từ những dãy núi phía tây sông Hồng đến tận Vịnh Bắc Bộ. Trong điều kiện như vậy, tầm quan sát của phi công bị giảm nhiều,
F-4 sẽ không thể bao quát được hoạt động của các căn cứ MiG-21 Không quân Nhân dân Việt Nam, ngược lại. Tuy nhiên, MiG-21 cũng sẽ không thể phát hiện sớm F-4, sau khi xuyên qua các tầng mây chắc chắn sẽ rơi vào thế bị động.
|
Một tổ bay F-4 thuộc không đoàn 8 trước giờ lên đường tham gia chiến dịch Bolo. |
Cánh phía Tây phụ trách bởi không đoàn số 8, 3 biên đội xuất kích đầu tiên là Olds (Robin Olds chỉ huy), Ford, Rambler. Chúng lần lượt tới khu vực sân bay Phúc Yên lúc 15h, 15h5p và 15h10p. Toàn bộ các mục tiêu xuất hiện trên màn hình
radar của 3 biên đội này sẽ được mặc định là
MiG-21 và F-4 được khai hỏa không hạn chế, bỏ qua sự xác nhận bằng quang học. Kế hoạch là vậy, nhưng khi tới nơi, Olds đã khá bất ngờ khi không phát hiện bất cứ mục tiêu bay nào.
Theo World Aviation History thì những đám mây dày đặc có đỉnh lên tới hơn 2km (7.000 feet) hôm đó khiến “hệ thống điều khiển mặt đất của Không quân Bắc Việt hoãn các chuyến cất cánh của MiG thêm 15 phút”. Các biên đội F-4 cố lượn nhiều lần trên bầu trời Hà Nội đầu tiên là theo hướng đông-nam, sau đó theo tây-bắc. Trong tình hình mới, lệnh khai hỏa không hạn chế được Olds rút lại để tránh bắn nhầm lẫn nhau. Lúc này 4 biên đội còn lại của không đoàn là Vespa, Plymouth, Lincoln và Tempest cũng đã đều đang trên hành trình. Riêng Tempest sau đó phải quay về do vấn đề kỹ thuật.
Hướng tấn công phía đông do không đoàn 366 đảm nhận gặp khó khăn lớn với thời tiết. Các biên đội chỉ lượn lờ ở khu vực ngoài Vịnh Bắc Bộ mà không dám tiến sâu vào trong.
|
Ảnh vẽ MiG-21 bị F-4 bắn hạ. |
Về phản ứng của phòng không-không quân ta dưới mặt đất, trong quyển “Lịch sử dẫn đường không quân” (LSDĐKQ) có viết: “Trưa ngày 2/1/1967, địch tăng cường hoạt động ở phía Sầm Nưa và nhiều tốp đã hướng về Phú Thọ. Có thể chúng sẽ vào đánh Hà Nội theo các đường bay như mấy ngày đầu tháng 12 năm ngoái. Địch qua Phù Yên, Trung đoàn 921 xin đánh. 13h56 phút, biên đội thứ nhất gồm: Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Đăng Kính và Bùi Đức Nhu rời đất và xuyên lên trên mây. Các trực ban dẫn đường: Nguyễn Văn Chuyên, Đào Ngọc Ngư tại Sở chỉ huy Quân chủng và Tạ Quốc Hưng tại sở chỉ huy Trung đoàn 921 thực hiện dẫn phối hợp. Biên đội thứ nhất đến Phù Ninh thì gặp 4 F-4 từ Phú Thọ vào. Ta đuổi địch về đến phía tây của sân bay Nội Bài lại gặp 4 F-4 nữa”.
Các tài liệu nước ngoài cho biết, 2 biên đội mà MiG-21 của Không quân Nhân dân Việt Nam gặp phải khi đó chính là hai biên đội Olds và Ford. Trận chiến sinh tử thực sự bắt đầu. MiG-21 gặp quá nhiều khó khăn. Ngay khi chạm chán, họ đã bị bất ngờ vì phải đối mặt với F-4 đeo đầy tên lửa chứ không phải F-105 mang bom.
“Bóng ma F-4 nắm được thế chủ động, lại áp đảo về mặt quân số và vũ khí (MiG chỉ mang được 2
tên lửa trong khi F-4 mang được gấp 4 lần số đó). Vậy nên “trong tình thế rất khó khăn, cả 4 chiếc của ta đều bị địch bắn và phải nhảy dù”, LSDDKQ viết.
Theo số liệu từ phía Mỹ, trong quyển “USAF F-4 Phantom II MiG Killers 1965-68” thì có 3 chiếc bị hạ bởi đội Olds, chiếc còn lại bị hạ bởi đội Ford.
LSDĐKQ viết tiếp: "Đúng lúc đó biên đội thứ hai: Nguyễn Ngọc Độ-số 1, Đặng Ngọc Ngự-số 2, Đồng Văn Đe-số 3 và Nguyễn Văn Cốc-số 4 cất cánh. Vừa lên khỏi mây, biên đội thứ hai được dẫn vào tiếp địch với góc 120 độ. Số 1 phát hiện cả F-4 và F-105, cự ly 8km”. Trận này phía Mỹ, biên đội Rambler vào ứng chiến. Kết quả cuộc đối đầu này không thống nhất giữa hai bên.
“Sau đó hai bên quần nhau, số 1 bị địch bắn, nhưng nhảy dù an toàn, các số còn lại tách tốp thoát ly về hạ cánh”, LSDĐKQ ghi. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố bắn hạ thêm 3 MiG-21. Trận đấu diễn ra trong khoảng 10 phút.
World Aviation History ghi nhận các máy bay Phantom đã phóng tổng cộng 18 tên lửa AIM-7E Sparrow và 12 AIM-9B Sidewinder. Các biên đội còn lại của không đoàn 8 đều không gặp MiG trong khi các biên đội của không đoàn 366 chỉ dám lượn lờ ở khu vực ven bờ cho đến khi hết nhiên liệu. Chúng phải quay lại căn cứ ở Đà Nẵng trong sự thất vọng và không được nếm trải hương vị của chiến thắng như các chiến hữu phía tây.
|
Bảng số liệu lấy từ cuốn "
USAF F-4 Phantom II MiG Killers 1965-68"
, Không quân Mỹ cho rằng họ đã tiêu diệt được 7 MiG-21 trong trận đánh ngày 2/1.
|
Như đã đề cập, Không quân Nhân dân Việt Nam chỉ công nhận 5 máy bay bị hạ. Các MiG-21 do phi công Vũ Ngọc Đỉnh, Nguyễn Đức Thuận,Nguyễn Đăng Kính, Bùi Đức Nhu và Nguyễn Ngọc Độ lái.
Sau ngày 2/1, các phi công MiG-21 Không quân Nhân dân Việt Nam vẫn tiếp tục xuất kích. Điều này khiến không đoàn 8 của R.Olds tiếp tục tạo ra một cạm bẫy trên không nữa để gây cho ta thiệt hại không nhỏ. Trong thời gian này, hoạt động đánh chặn của MiG-21 đặc biệt quan trọng. Sở dĩ vì các tổ hợp phòng không SA-2 lúc đó bị gây nhiễu nặng và chưa tìm ra cách đối phó hiệu quả. MiG-21 chính là đe dọa lớn nhất với các đợt oanh kích Sấm Rền.
Phi vụ “trá hàng” tiếp theo được thực hiện vào ngày 5 và 6/1, tuy quy mô nhỏ hơn nhiều so với chiến dịch Bolo cách đó vài ngày nhưng thành công đạt được thì không hề nhỏ.
Biên đội Crab 2 F-4C bay sát nhau, giả tín hiệu như một máy bay trinh sát. Crab 1 thứ nhất số hiệu 640389 do tổ bay R.Pascoe/N.Wells điều khiển, crab 2 số hiệu 64-0849 do T.Hirsch/R.Strasshimmer điều khiển. Khi bắt được tín hiệu MiG trên radar sẽ thì ngay lập tức tấn công, hỏa lực được sử dụng không hạn chế. Ngày 5/1/1967, đội này không gặp được MiG nào nhưng sang ngày 6 chúng đã bắn rơi được hai MiG-21. Phi công Đồng Văn Đe đã hi sinh.
LSDĐKQ đề cập tới trận này như sau: “Ngày 6 tháng 1 năm 1967, kíp trực ban dẫn đường Quân chủng: Nguyễn Văn Chuyên dẫn tại sở chỉ huy, Phạm Từ Tịnh trên hiện sóng và Trung đoàn 921: Phạm Minh Cậy, Trần Đức Tụ dẫn tại sở chỉ huy. Biên đội Trần Hanh-số 1, Mai Cương (Mai Văn Cương)-số 2, Đồng Văn Đe-số 3 và Nguyễn Văn Cốc-số 4 được dẫn tiếp địch với góc vào 20 độ tại khu vực Việt Trì-phú Thọ. Số 1 phát hiện 2 F-4, 9km, nhưng bị nhiều tốp địch khác bám theo. Số 2 và số 3 đều bị địch bắn, nhưng số 2 nhảy dù an toàn, còn số 3 hy sinh”.
Anh Trần