Tháng 1/1562, vua Mạc Tuyên Tông bị bệnh đậu mùa nên mất sớm, Mạc Mậu Hợp khi đó chỉ mới 2 tuổi đã được Khiêm vương Mạc Kính Điển đưa lên ngôi, lấy hiệu Thuần Phúc thứ nhất. Chuyện triều chính lúc đó do hai ông chú của Mạc Mậu Hợp là Mạc Kính Điển và Mạc Đôn Nhượng lo toan là chính.
Cuối năm 1591, Trịnh Tùng đưa quân đánh ra Bắc, Mạc Mậu Hợp huy động toàn quân Bắc triều được hơn 10 vạn người để đánh trả. Sau loạt hỗn chiến, quân Mạc thua tan tác, vua đành phải bỏ thành Thăng Long để chạy sang Bồ Đề (Gia Lâm).
Tượng thờ vua Mạc Mậu Hợp tại chùa Bạch Đa, quận Dương Kinh, Hải Phòng. Ảnh: Internet
Quân Trịnh Tùng chiếm dược kinh thành, đến tháng 3/1592 thì san phẳng thành lũy Thăng Long rồi rút về Thanh Hóa. Bấy giờ, Mạc Mậu Hợp cho rằng quân Trịnh rút lui là dấu hiệu suy yếu nên trở lại kinh thành. Nhưng thay vì củng cố lực lượng, phòng chống quân Nam triều, vua lại chỉ lo ăn chơi hưởng thụ.
Nhiều đại thần trong triều đồng loạt can ngăn, khuyên vua thay đổi nhưng bất thành. Chán tình cảnh đó, nhiều người muốn cáo quan về hưu, Mạc Mậu Hợp phải ép buộc họ mới ở lại.
Ngày 14/11/1592, quân Nam triều tiến đánh nhà Mạc. Chỉ 1 tháng sau đã phá vỡ được phòng tuyến, khiến quân Mạc một lần nữa tháo chạy tan tác. Vua Mạc Mậu Hợp đành phải bỏ kinh thành chạy về Kim Thành, Hải Dương.
|
Mạc Mậu Hợp dù lên chùa giả làm sư vẫn mang theo kỹ nữ để hoan lạc. Ảnh minh họa |
Để trốn Trịnh Kiểm, Mạc Mậu Hợp lên chùa Mô Khuê, hạt Phượng Nhãn giả làm sư. Biết tin, Trịnh Kiểm sai quân đi tìm. Khi đến chùa, quân lính thấy một người béo tốt, đang ngồi xếp bằng tròn, ra vẻ tụng kinh. Nhưng khi được cho rượu, người này không chút xấu hổ mà uống cạn. Thì ra người giả sư đó chính là Mạc Mậu Hợp.
Mạc Mậu Hợp bị bắt, đóng cũi giải về Thăng Long. Ảnh minh họa
Mạc Mậu Hợp bị quân Nam triều bắt trói, chở về kinh thành. Đáng nói, bị bắt cùng vị vua này còn có 2 kỹ nữ. Họ là những người đi theo vua lên chùa giả làm sư, hoan lạc cùng ông suốt ngày đêm.
Theo SHTT