Vậy những điều mà người xưa dặn nên làm và không nên làm trong Tết Hàn thực là gì vậy?
Tết Hàn Thực 2025 sẽ rơi vào thứ hai ngày 31/3/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 3/3/2025 Âm lịch). Tại Việt Nam, Tết Hàn thực đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay và thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt.
Tết Hàn thực của người Việt mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tổ tiên, ghi nhớ công ơn của những người đã khuất.
Cứ mỗi lần đến Tết này mỗi thành viên đều cùng nhau ngồi bên mâm cơm sum họp gia đình. Vào ngày này, các gia đình Việt sẽ chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để lễ Phật, cúng gia tiên, thậm chí nhiều nơi cúng thần hoàng, bày tỏ lòng thành.
Trong ngày lễ này, theo phong tục, người xưa dặn nên làm 3 việc và kiêng 4 thứ.
3 việc nên làm trong Tết Hàn thực
Người xưa dặn: Nên làm lễ cúng trong Tết Hàn thực
Người xưa cho rằng, Tết Hàn thực là dịp để người Việt dâng lễ tổ tiên và Phật, thể hiện sự kính trọng và biết ơn về nguồn gốc của mình. Tết Hàn thực cũng là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại giúp mỗi người nhận thức được bản sắc và gốc rễ của mình.
Người xưa cho rằng, Tết Hàn thực là dịp để người Việt dâng lễ tổ tiên và Phật, thể hiện sự kính trọng và biết ơn về nguồn gốc của mình. Ảnh Fb Thu Huong Vu
Do đó, người xưa rất chú trọng làm mâm cúng ông bà tổ tiên và dâng lên Phật trong Tết Hàn thực để tưởng nhớ tổ tiên và cầu bình an, may mắn cho gia đình.
Mâm cúng lễ Tết hàn thực gồm có nhang, hoa, quả tươi, trầu cau. Tránh dùng những loại quả có nhiều gai góc để bày ngũ quả. Trên bàn thờ cũng phải có 1 ly nước sạch thể hiện tâm trong sạch, thanh tịnh của gia chủ khi làm lễ.
Đồng thời, mâm cúng Tết hàn thực không thể thiếu bánh trôi, bánh chay. Luôn phải có 5 hoặc 3 đĩa bánh trôi, 3 bát bánh chay dâng lên bàn thờ.
Người xưa dặn: Nên ăn bánh trôi, bánh chay
Theo phong tục, người xưa rất chú trọng ăn bánh trôi bánh chay trong Tết Hàn thực, thậm chí có nơi có gọi bánh trôi là "bánh Hàn thực".
Theo phong tục, người xưa rất chú trọng ăn bánh trôi bánh chay trong Tết Hàn thực, thậm chí có nơi có gọi bánh trôi là "bánh Hàn thực".
Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay vào Tết Hàn thực ở Việt Nam được nhà nghiên cứu Trần Quang Dực cho là bắt đầu từ giai đoạn nhà Lê Trung Hưng (1533 - 1789). Trong các ghi chép về văn hóa dân gian, Lê Quý Đôn cũng viết rằng "Tục nước ta trọng nhất bánh trôi nước, mỗi năm cứ ngày mồng 3 tháng 3 thì làm bánh ấy.” đã chứng tỏ phần nào sự lâu đời của tục ăn bánh trôi, bánh chay ở nước ta.
Hai loại bánh được làm từ bột gạo được ông bà ta chế biến mang đậm văn hóa của nền văn minh lúa nước. Hình ảnh, bánh trôi, bánh chay tròn, trắng xếp đầy cạnh nhau mang ý tưởng nhớ đến sự tích “mẹ Âu Cơ và bọc trăm trứng”.
Bánh trôi, bánh chay đều được làm từ bột gạo nếp mang đậm ý nghĩa của văn hóa lúa nước Việt Nam tương tự như bánh chưng, bánh giầy.
Người xưa dặn: Tết Hàn thực nên ăn bánh cuốn
Bên cạnh bánh trôi nước và bánh chay thường xuất hiện trong ngày Tết Hàn thực, theo sử sách, người xưa cũng thường ăn bánh cuốn trong Tết Hàn thực.
Theo nhiều ghi chép lịch sử, tục ăn bánh cuốn vào Tết Hàn thực có khả năng xuất hiện vào thời nhà Trần và vẫn đang được tiếp tục kế thừa đến thời đại của chúng ta ngày nay.
Bên cạnh bánh trôi nước và bánh chay thường xuất hiện trong ngày Tết Hàn thực, theo sử sách, người xưa cũng thường ăn bánh cuốn trong Tết Hàn thực.
Nhà nghiên cứu Trần Quang Đức cho biết: Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tiết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau.
Bánh cuốn còn được gọi là bánh Xuân thái (thái: rau), trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt), được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay.
4 kiêng kỵ trong Tết Hàn thực
Người xưa dặn: Tết Hàn thực kiêng cúng bánh trôi nhiều màu:
Người xưa cho rằng Tết Hàn thực là ngày cúng lễ gia tiên, lễ Phật nên trọng sự thanh tịnh, đơn giản, vậy nên bánh chỉ cúng bánh trôi bánh chay màu trắng tự nhiên, tượng trưng cho sự thuần khiết và trang nghiêm.
Người xưa cho rằng Tết Hàn thực là ngày cúng lễ gia tiên, lễ Phật nên trọng sự thanh tịnh, đơn giản, vậy nên bánh chỉ cúng bánh trôi bánh chay màu trắng tự nhiên
Người xưa dặn: Tết Hàn thực kiêng chuyển chỗ ở
Theo quan niệm của người xưa, vong linh người đã khuất thường theo sát gia đình. Do vậy, việc chuyển nhà vào ngày Tết Hàn thực sẽ khiến nhà cửa bị xáo trộn, không tốt lành.
Người xưa dặn: Tết Hàn thực kiêng chưng hoa quả có gai, vị đắng:
Theo người xưa, những loại hoa quả này được coi là mang ý nghĩa xui xẻo, tượng trưng cho tai ương, đau khổ và cuộc sống phải chịu nhiều cay đắng, khó khăn.
Theo người xưa, những loại hoa này được cho là sẽ mang lại vận xui cho gia đình.
Người xưa dặn: Tết Hàn thực kiêng cúng hoa ly, hoa sứ, hoa vạn thọ
Theo người xưa, những loại hoa này được cho là sẽ mang lại vận xui cho gia đình. Vì vậy, trong ngày Tết Hàn Thực, việc chú ý đến những điều kiêng kỵ này không chỉ giúp tạo ra một không khí lễ hội trang trọng mà còn thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên.
Theo An An/ Dân việt