Làm móng bằng đèn chiếu có kết cấu tốt và độ bền tốt, được nhiều phụ nữ ưa chuộng. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, các loại đèn dùng để hóa rắn gel trong máy sấy móng có chứa bức xạ cực tím có thể làm hỏng DNA của con người và gây ra các đột biến gây ung thư trong tế bào, làm dấy lên mối lo ngại về ung thư da.
Tia cực tím là một loại bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 10 đến 400 nm, trong đó tia UVA có bước sóng từ 315 đến 400 nm, có khả năng xuyên sâu vào da, thường được sử dụng trong các máy làm móng bằng đèn chiếu hay máy sấy móng tay - chiếc máy cực kỳ phổ biến giúp gel móng đông đặc nhanh hơn.
Tiếp xúc với máy sấy móng tay gây tổn thương và chết tế bào da
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các máy sấy móng tay được sử dụng trong tiệm nail thường sử dụng đèn cực tím có bước sóng từ 340 đến 395 nm, thuộc da sử dụng bước sóng 280 đến 400 nm.
Chiếu xạ tế bào da của người và chuột bằng máy sấy móng một lần trong 20 phút, sẽ khiến 20% đến 30% tế bào bị chết. Các ty thể và DNA của tế bào bị tổn thương đáng kể và biểu hiện kiểu đột biến giống như ung thư da.
|
Dùng máy sấy bằng đèn chiếu làm móng tay, nguy cơ ung thư đáng lo ngại. |
Ludmil Alexandrov, phó giáo sư về kỹ thuật sinh học và y học tế bào và phân tử tại UC San Diego cho biết, các thiết bị làm móng bằng đèn chiếu được quảng cáo là an toàn, nhưng theo những gì được biết, chưa ai thực sự nghiên cứu về chúng và cách nó ảnh hưởng đến tế bào con người.
Tiến sĩ Julia Curtis, trợ lý giáo sư da liễu tại Đại học Utah cho biết, những phát hiện này xác nhận lại tác hại của bức xạ UV và cho thấy tế bào chết và tổn thương mô có thể dẫn đến ung thư da, bà mô tả: "Máy sấy móng là một bồn tắm nắng nhỏ cho móng tay của bạn".
Đồng thời, nữ tiến sĩ cũng đưa các cách giảm nguy cơ tổn thương bằng ánh sáng khi làm đẹp.
Theo nữ tiến sĩ, nếu lo ngại về nguy cơ ung thư khi làm móng bằng liệu pháp chiếu đèn nhưng không muốn từ bỏ những ngón tay xinh đẹp của mình, bạn có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu rủi ro.
1. Sử dụng sơn móng tay bình thường.
2. Chuyển sang các phương pháp thay thế chẳng hạn như miếng dán móng bán sẵn, không yêu cầu sử dụng phương pháp đông tụ bằng ánh sáng.
3 Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da giàu chất chống oxy hóa (chẳng hạn như vitamin C) cho tay trước khi chiếu đèn.
4. Thoa kem chống nắng có chứa kẽm và titan quanh móng tay, đeo găng tay để bảo vệ da tay khi thực hiện liệu pháp quang hóa trên móng tay.
5. Tia UV sẽ làm da bị lão hóa, biểu hiện là cháy nắng và nếp nhăn. Nếu thường xuyên làm móng bằng liệu pháp chiếu đèn, bạn có thể đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra da xem có dấu hiệu ung thư da nào không để có thể điều trị sớm.
Nhìn chung, tuổi thọ của những móng tay được sơn gel, sấy bằng đèn chiếu dài hơn nhiều so với sơn móng tay thông thường, nhưng các chuyên gia nhắc nhở rằng những người có tiền sử ung thư da, da trắng hơn hoặc bệnh bạch tạng, dùng thuốc hoặc ức chế miễn dịch nhạy cảm hơn với ánh sáng nên cẩn thận hơn.
Tuy nhiên, ngày nay y học vẫn chưa thể bảo vệ hoàn toàn khỏi các tác hại liên quan, vì vậy cách tốt nhất vẫn là tránh làm móng bằng đèn chiếu.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn
Kiều Dụ (Theo SH)