Những thực phẩm giàu sắt, người thiếu máu nên bổ sung

Google News

Thiếu máu, thiếu sắt, trong nhiều trường hợp nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống đã có thể cải thiện hiệu quả.

Bổ sung sắt chữa thiếu máu bằng thực phẩm và lối sống
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng khá phổ biến, có thể phát hiện tình cờ khi hiến máu hoặc khám sức khỏe định kỳ. Khi bị thiếu máu, thiếu sắt không phải lúc nào cũng cần vội uống thuốc, vì trong nhiều trường hợp nhẹ, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống đã có thể cải thiện hiệu quả.
Nhung thuc pham giau sat, nguoi thieu mau nen bo sung
 Bác sĩ chỉ rõ những thực phẩm giàu sắt, người thiếu máu nên bổ sung.
Thực phẩm giàu sắt giúp bổ sung tự nhiên gồm:
- Rau xanh đậm: rau bina, cải xoăn, rau dền.
- Các loại đậu và hạt: đậu lăng, đậu đỏ, hạt chia, hạt lanh.
- Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt.
- Trái cây sấy khô: nho khô, lựu, kỷ tử, táo tàu đỏ.
Khi ăn thực phẩm giàu sắt, nên kết hợp với các nguồn vitamin C như cam, kiwi, bưởi, ổi hoặc giấm táo hữu cơ để tăng khả năng hấp thu.
Ngược lại, tránh uống trà, cà phê hoặc dùng thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai trong vòng 1–2 tiếng sau bữa ăn vì có thể làm giảm hấp thu sắt.
Nhung thuc pham giau sat, nguoi thieu mau nen bo sung-Hinh-2
Bác sĩ chỉ rõ những thực phẩm giàu sắt, người thiếu máu nên bổ sung - Ảnh minh họa 
Ngoài việc bổ sung thực phẩm giàu sắt, một số thói quen có thể giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn:
Vận động nhẹ nhàng: đi bộ, yoga giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ vận chuyển và sử dụng sắt.
Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng: stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình sản sinh hồng cầu.
Hạn chế đồ uống cản trở hấp thu sắt: không uống trà, cà phê ngay sau bữa ăn.
Dấu hiệu cần dùng thuốc
Nếu thiếu máu mức độ nhẹ, chưa có triệu chứng rõ ràng, có thể chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống và theo dõi trong 2–3 tháng.
Nếu đã có dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt, da xanh xao, cần bổ sung viên sắt theo chỉ định của bác sĩ để phục hồi nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu việc điều chỉnh chế độ ăn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn, có thể cân nhắc bổ sung thêm một số vi chất hỗ trợ như:
Folate (400 mcg): hỗ trợ tạo hồng cầu.
Vitamin B12 (1000 mcg, dạng ngậm): giúp hấp thu tốt hơn, đặc biệt với người ăn ít thịt.
Viên sắt tổng hợp: chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và theo hướng dẫn của bác sĩ.
BS Nguyễn Xuân Tuấn (Giảng viên trường Đại học Y dược, Đại học Quốc gia Hà Nội)
BS Nguyễn Xuân Tuấn/ VietnamDaily