Vừa mở 2 phân đã đòi đẻ, sản phụ bị chồng “tác động vật lý” giữa phòng sinh

Google News

Sinh con là hành trình đau đớn nhất mà phụ nữ phải trải qua. Đó không chỉ là chuyện thể xác bị giày vò, mà còn là thử thách về tinh thần, nơi phụ nữ dễ tổn thương nhất và cũng khát khao được yêu thương, chở che nhất.

Và ở khoảnh khắc ấy, người đàn ông bên cạnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhưng đáng tiếc, không phải ông chồng nào cũng hiểu điều đó.

Một người mẹ mới đây đã chia sẻ trải nghiệm "khó quên cả đời" khi sinh con và có chồng đồng hành trong phòng sinh. Câu chuyện tưởng chừng xúc động, nào ngờ lại kết thúc bằng một cú tát khiến ai nghe xong cũng sững người.

"Lúc đó tôi mới mở 2 phân, bác sĩ chưa cho lên bàn đẻ nhưng cơn đau làm tôi mất kiểm soát. Tôi hét, tôi mắng, và chồng tôi đứng bên... không nói gì, chỉ hít sâu rồi 'bốp bốp' hai cái vào má tôi. Tôi choáng váng, y tá phải lao vào can thiệp, mời chồng ra khỏi phòng".

Không rõ sau khi sinh, mối quan hệ của họ ra sao. Nhưng có một điều chắc chắn rằng phụ nữ sẽ không bao giờ quên người đàn ông bên cạnh đã đối xử với mình thế nào trong giây phút sinh nở. Dù có tha thứ, vết nứt đó cũng khó lành.

Người vợ bị sốc với hành động của chồng trong phòng sinh.

Một người em gái khác kể lại câu chuyện về chị gái mình – người từng có cuộc hôn nhân mà ai cũng ngưỡng mộ. Chị và chồng yêu nhau từ thời đại học, chồng từng làm đủ nghề để lo cho chị, sau khi ổn định mua được nhà, xe thì cưới chị về làm vợ.

Khi chị mang thai, chồng cưng vợ hết mực, khiến bạn bè ai cũng tấm tắc. Nhưng chị nhất quyết bắt chồng vào phòng sinh cho “biết nỗi đau của phụ nữ”. Và anh đồng ý.

"Lão nhà chị coi vợ là trời, đi đẻ chắc bưng khăn lau mồ hôi cho mình thôi!",  chị từng cười nói đầy hạnh phúc như thế.

Người vợ nhất quyết bắt chồng vào phòng sinh cho “biết nỗi đau của phụ nữ”.

Thế nhưng sau khi sinh, chị vẫn chăm đăng ảnh con nhưng dần ít nhắc tới chồng. Khi con gần 1 tuổi, tin ly hôn khiến cả xóm bất ngờ. Hỏi ra mới biết, sau sinh, chồng chị thay đổi hoàn toàn. Anh không gần gũi, không chủ động thân mật, thậm chí xin… ngủ riêng.

Ban đầu chị nghĩ do vóc dáng sau sinh, nên chị lao vào tập luyện, thuê PT riêng, lấy lại body còn đẹp hơn hồi con gái. Nhưng chồng vẫn lạnh lùng. Khi chị hỏi thẳng, anh mới thổ lộ:

"Lúc anh vào phòng sinh cùng em, anh chứng kiến bác sĩ rạch người em, thấy em bé ra đời, thấy nhau thai… Anh ám ảnh. Mỗi lần nhìn em hay con, anh lại nghĩ đến hình ảnh đó. Anh không vượt qua được".

Và anh đề nghị ly hôn, nhường lại toàn bộ tài sản cho vợ con. Từ đó về sau, anh không tái hôn, sống một mình.

Không phải ông chồng nào cũng nên bước vào phòng sinh

Theo các bác sĩ sản khoa, việc để chồng vào phòng sinh cần được cân nhắc kỹ. Không phải ai cũng đủ bản lĩnh và thấu hiểu để đồng hành cùng vợ. Thực tế, có 3 kiểu đàn ông không nên vào phòng sinh, nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của cả hai:

1. Ông chồng nóng tính, thiếu kiểm soát

Phụ nữ sinh con thường mất kiểm soát vì đau đớn. Hét, khóc, mắng chồng là chuyện thường tình. Nếu chồng có tính nóng nảy, không chịu được áp lực, rất dễ xảy ra phản ứng tiêu cực – giống như cú tát giữa phòng sinh ở câu chuyện trên.

2. Người yếu tim, sợ máu, dễ ám ảnh

Quá trình sinh nở là cảnh tượng "nặng đô": máu, dịch, dao mổ, tiếng hét... Nếu người chồng quá nhạy cảm, có thể sẽ bị ám ảnh về sau, thậm chí ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng – cả về tâm lý lẫn thể chất.

3. Người vô tâm, không biết chăm sóc người khác

Nếu ở nhà còn chẳng rót nổi ly nước cho vợ, thì vào phòng sinh cũng chỉ đứng ngơ ngác, không biết giúp gì. Không những không hỗ trợ, họ còn có thể khiến vợ thêm bực, thêm mệt.

Vậy ai nên đi cùng sản phụ?

Nếu chồng không phù hợp, có thể để mẹ ruột, chị gái, hoặc mẹ chồng vào phòng sinh. Quan trọng là người đồng hành phải hiểu biết về quá trình sinh nở, có thể an ủi, trấn an tinh thần sản phụ, chứ không phải làm gánh nặng tâm lý.

Bác sĩ khuyên rằng: các ông chồng nếu muốn vào phòng sinh, hãy đi học lớp tiền sản, tìm hiểu kiến thức y khoa cơ bản, và sẵn sàng tâm lý để đối diện với những điều mình sắp thấy.

Bởi sinh con không chỉ cần bác sĩ, mà còn cần người đàn ông đủ yêu thương để không rời tay vợ giữa cơn đau.

Xem thêm video sau:

Nguồn video: Sức khoẻ & Đời sống

THY DUNG