Ở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) các tổ chức KH&CN được thành lập chủ yếu từ nguồn kinh phí tự có của cá nhân, hầu như không được đầu tư trang thiết bị, phòng thí nghiệm từ Ngân sách nhà nước. Cho nên hoạt động này ở VUSTA có một số đặc thù sau:
Không tập trung vào các nghiên cứu cơ bản, chủ yếu tập trung vào nghiên cứu ứng dụng và triển khai.
Tập trung nghiên cứu về cơ chế, chính sách để tư vấn, giám định xã hội cho các cơ quan quản lý của nhà nước trong việc ban hành các chính sách mới về KH&CN, giáo dục và đào tạo, BVMT, chính sách về an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe nhân dân,...
Các đề tài, nhiệm vụ KH&CN được đề xuất thực hiện thường ở quy mô kinh phí nhỏ, đa số kinh phí thực hiện dưới 500 triệu đồng trong 1-2 năm; rất ít đề tài có kinh phí lớn hơn 500 triệu đồng. Các đề tài, nhiệm vụ được đề xuất phải là những đề tài có tính ứng dụng cao vào thực tiễn, tập trung nhất là xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong nông lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó biến đổi khí hậu; giáo dục, đào tạo, dạy nghề; phát triển cộng đồng, chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo vệ người yếu thế trong xã hội.
Hoạt động KH&CN ở VUSTA được xã hội hóa rất cao và gần đây đã thu hút nhiều được trí thức trẻ vào làm việc. Nguồn kinh phí cho các hoạt động chủ yếu từ vận động tài trợ quốc tế, thực hiện các dịch vụ KH&CN, ký các hợp đồng dịch vụ với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ở trong nước để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của tổ chức. Ngân sách nhà nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ, khoảng 3-5% năm trong kinh phí cho hoạt động KH&CN của VUSTA.
VUSTA