Hỏi ngay người ta làm gì, đang sống ở đâu
Công việc đại diện cho địa vị cũng như giá trị trong xã hội của một người còn nhà ở liên quan đến quyền riêng tư của đối phương. Đây là những vấn đề khá tế nhị mà nhiều người không muốn đối phương biết đến. Người giỏi giao tiếp sẽ hiểu được điều đó và không hỏi quá nhiều.
Cho dù bạn chỉ dùng chúng như một lời mở đầu để gợi mở cuộc trò chuyện thì đó cũng không phải một lựa chọn tinh tế. Thay vì đào sâu vào cuộc sống của họ, bạn nên chuyển chủ đề sang một số sở thích chung, mối quan tâm chung về vấn đề nào đó để đưa đẩy câu chuyện thuận lợi hơn.
|
Ảnh minh họa. |
Không nói chuyện khi miệng vẫn đầy thức ăn
Câu chuyện trong ăn uống cũng là vấn đề quan trọng với mỗi người. Nếu trong bữa ăn bạn tuân thủ được những nguyên tắc này thì đối phương sẽ cảm thấy bạn thật lịch sự và tế nhị.
- Nhai chóp chép hoặc nuốt ừng ực khi ăn.
- Nói chuyện trong khi miệng vẫn đầy thức ăn.
- Đưa thức ăn thẳng từ đĩa/bát chung vào miệng.
- Nghịch điện thoại khi đang ăn.
- Dùng đũa/thìa riêng để khuấy bát canh.
- Khi chấm thức ăn thì nhúng nguyên cả đầu đũa vào bát nước chấm.
- Gắp thức ăn cho người khác mà không trở đầu đũa.
- Múc canh xong không úp muỗng xuống mà để ngửa muỗng canh hoặc nổi lên trên bát canh.
Nói quá nhiều về bản thân
Người xưa có câu "Người nói phải có người nghe". Thật vậy, việc bạn nói quá nhiều hay không tạo cơ hội trình bày ý kiến cho đối phương thì chẳng khác nào bạn tự nói chuyện một mình. Khi trao đổi với mọi người, bạn có thể kể một vài chuyện của bản thân cho sinh động, thú vị nhưng đừng kể quá nhiều vấn đề thuộc về riêng tư cá nhân. Điều này có thể làm phiền một số người mới quen, vì không phải ai cũng muốn bỏ thời gian ra nghe bạn tâm sự.
Thay vào đó, hãy dành chút thời gian lắng nghe người khác vì như vậy họ sẽ cảm nhận được sự tôn trọng của bạn dành cho họ.
Theo Khỏe Đẹp