4 đặc trưng của người thông minh
Biết cách lắng nghe
Dù trong cuộc sống hay công việc, lắng nghe luôn là điều rất quan trọng. Khi cảm xúc xuống dốc, khi lòng tràn đầy oán trách, mọi người thường muốn dùng lời nói để phát tiết những bất mãn trong lòng mình. Lúc này lắng nghe có thể an ủi, vỗ về người khác tốt hơn.
Sức mạnh do việc lắng nghe mang tới đôi khi còn lớn hơn cả sức mạnh từ lời nói. Người thông minh biết cách lắng nghe, họ có thể thông qua những cử chỉ hợp lý của mình để truyền tải một năng lượng khác đến với người khác.
Khả năng kiềm chế bản thân tốt
Có rất nhiều lý do khiến ta bị rơi vào trạng thái mất bình tĩnh và khi đó là lúc ta dễ mắc sai lầm nhất. Vì không làm chủ cảm xúc, dẫn đến không làm chủ được hành vi, cuối cùng là những hậu quả rất đáng tiếc. Vì vậy, điều chúng ta cần bây giờ là nâng cao được khả năng làm chủ cảm xúc trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống khó khăn và “hiểm nghèo” nhất.
|
Ảnh minh họa. |
Chúng ta thường cho rằng, những thứ mình có đều thuộc về mình, mình có thể khống chế chúng rất tốt. Kỳ thực đây là cách nghĩ vô cùng sai lầm. Ví như cảm xúc, tình cảm là những thứ mà con người khó có thể kiểm soát. Dẫu biết rõ rằng tức giận không tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều người lại không thể nhẫn được cơn nóng giận. Nhưng người thực sự thông minh có thể kiềm chế bản thân rất tốt. Dẫu lâm nguy họ vẫn không sợ hãi, dẫu gặp phải khó khăn họ cũng vẫn giữ được sự tĩnh tại trong tâm.
Là người đơn giản, không khoa trương
Có một vài người tự ti về bản thân. Họ muốn giành được cảm giác ưu việt hơn người khác bằng cách khoa trương, tôn vinh bản thân quá mức. Những hư vinh này sẽ thỏa mãn hư vinh trong nội tâm họ.
Nhưng người thông minh lại thường có vẻ ngoài đơn giản. Dẫu thành công thế nào họ cũng không muốn khuếch trương bản thân. Đây mới là biểu hiện chân thực của những người có chân tài thực học và có tự tin vào bản thân.
Tư duy rõ ràng, linh hoạt
Người thực sự thông minh là người có chỉ số thông minh và trí thông minh cảm xúc rất cao. Trong giao tiếp giữa người với người, trí thông minh cảm xúc chiếm phần chủ đạo, nhưng trong công việc chỉ số thông minh lại quan trọng hơn. Trí thông minh có thể giúp con người hoàn thành được mục tiêu đề ra, đồng thời đặt định những kế hoạch phù hợp. Hiệu suất công việc của họ thường vượt qua người khác.
Có câu rằng “Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”. Một người thông minh thực sự là người hiểu mệnh trời. Họ sẽ tận tâm làm tốt nhất trong khả năng của mình, nhưng không mưu cầu kết quả, thắng không kiêu, bại không nản. Họ biết cách tập hợp ưu thế và sức mạnh của mọi người xung quanh để tạo ra những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng.
Nhận diện 4 thói quen điển hình của người… ngốc
Trốn trách nhiệm
Đặc trưng nổi bật của kẻ ngu ngốc là trốn tránh trách nhiệm. Họ sợ mắc sai lầm và khi mắc sai lầm thì đổ trách nhiệm cho người khác. Trong khi đó, người thông minh lại học rất tốt từ sai lầm.
Một nghiên cứu của nhà thần kinh học Jason Moser tại Đại học bang Michigan (Mỹ) cho thấy não của người thông minh và ngu ngốc luôn có những phản ứng khác nhau trước thất bại.
Luôn nghĩ mình đúng
Trong những cuộc xung đột hay tranh luận, người thông minh dễ cảm thông và hiểu cách nhìn của người khác hơn. Họ cũng có xu hướng biết cân nhắc và suy nghĩ kỹ lưỡng ý kiến của người khác.
Một đặc điểm khác của người thông minh là suy nghĩ, tư duy họ ở trạng thái mở, dễ tiếp nhận thông tin mới và rất nhạy với những thay đổi của tình hình.
Với người ngu ngốc, họ không hiểu và không chịu hiểu ý kiến của người khác. Suy nghĩ họ ở trạng thái đóng và quyết giành phần thắng trong những cuộc tranh luận.
Một đặc điểm nữa là sự tự cao của người ngu ngốc thường lớn hơn kiến thức của họ.
Kẻ ngu ngốc không hiểu cảm xúc của người khác
Nghiên cứu trên hàng nghìn người Mỹ của Đại học Công nghệ Texas (Mỹ) phát hiện những người thông minh có khả năng đánh giá tốt cảm xúc và mong muốn của người khác hơn.
Trong khi đó, người ngu ngốc phải mất thời gian để hiểu cách suy nghĩ, mong muốn khác biệt của người khác. Do đó, ở họ cũng thiếu sự đồng cảm hơn.
Phản ứng với tranh luận bằng cơn giận và thái độ hiếu chiến
Người thông minh cũng tức giận, nhưng cơn giận họ hơi khác với kẻ ngu ngốc. Trong cuộc tranh luận hay xung đột, kẻ ngu ngốc tức giận vì không kiểm soát được tình hình. Thay vào đó, họ dùng cơn giận và thái độ hiếu chiến để giành lại quyền kiểm soát.
Trong một nghiên cứu tiến hành trên 600 người trong suốt 22 năm, các nhà khoa học ở Đại học Michigan (Mỹ) phát hiện có sự liên kết giữa chỉ số IQ và hành vi hung hăng. Họ cho rằng rất có thể tính hung hăng xuất hiện ở một người khi còn nhỏ sẽ cản trở phát triển trí tuệ khi lớn lên.
Theo Min/Khỏe & Đẹp