.3 điều người thông minh cần tránh
1. Vội vàng kết luận trong khi chưa rõ thực hư
Bạn nhanh chóng và tùy ý rút ra kết luận tiêu cực mà không thực sự xác minh tình hình. Có hai ví dụ như: “Đọc suy nghĩ của người khác” và “Lời dự đoán tiêu cực”.
Đọc suy nghĩ của người khác: Bạn nghĩ rằng những người khác coi thường những điều bạn làm. Bạn chắc chắn về điều này nên bạn không kiểm tra thực hư sự việc. Giả sử bạn đang thuyết trình về sản phẩm mới của công ty và nói rất hay. Nhưng ngay lúc đó, bạn nhận thấy rằng có những người ở hàng ghế đầu đang chiến đấu với cơn buồn ngủ và họ không thắng được nó, kết quả là họ ngủ gục tại vị trí ngồi.
Có thể anh ta có buổi gặp đối tác và anh ta hầu như không ngủ, hoặc là hôm qua anh ta tham dự tiệc sinh nhật của bạn anh ta nhưng rõ ràng là bạn không biết. Bạn nghĩ người nghe này cảm thấy bạn nói không thu hút.
Một ví dụ khác, bạn đang đi trên đường thì tình cờ thấy bạn mình lướt qua mà không chào bạn. Có thể anh ấy hoặc cô ấy đang vội nên không thấy bạn hoặc mọi thứ quá bất ngờ khi thấy bạn, nhưng bạn không hay biết lý do thực sự mà đã “tay nhanh hơn não” đưa ra kết luận rằng họ ghét bạn nên ngó lơ bạn.
2. Phóng đại lỗi lầm của bản thân
Một cái bẫy khác mà bạn có thể mắc phải đó là bạn phóng đại sự thật một cách không cân xứng. Ai cũng có thể đã từng nói rằng: “Tôi thực sự đã phạm sai lầm này và điều này quá khủng khiếp”. Điều này cho thấy bạn quá khắt khe và phóng đại lỗi lầm của mình lên thay vì rút kinh nghiệm cho lần sau.
Bạn tự ti và luôn lo sợ vì mình không hoàn hảo, sau đó bạn sẽ thổi phồng tầm quan trọng của người khác, thế nhưng bạn đã quên rằng trên đời này không ai là hoàn hảo cả, điều quan trọng là luôn cố gắng hoàn thành công việc, biết mình sai ở đâu và sửa sai chứ không phải là phóng đại sai lầm và rồi sợ hãi chúng.
Có người nói sai lầm làm họ bị hủy hoại danh tiếng của họ. Khi bạn thốt nên những lời như thế này, thì bạn đang nhìn vào những sai lầm của chính mình và tự giày vò chính bạn. Tình trạng này cũng có thể được gọi là “thảm khốc” bởi vì bạn coi một sự việc tiêu cực như một con quái vật khổng lồ.
3. Để cảm xúc làm chủ bản thân thay vì lý trí
Bạn sử dụng cảm xúc làm nền tảng cho sự thật nhưng bạn có biết rằng cảm xúc chỉ phản ánh suy nghĩ và niềm tin của bạn. Nếu chúng bị bóp méo (trong nhiều trường hợp), cảm xúc của bạn sẽ mất đi sự chính xác của chúng.
Ví dụ bạn nói rằng: “Tôi cảm thấy sụp đổ và sống trong vô vọng, tôi chắc chắn không thể giải quyết vấn đề”, thì bạn sẽ cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Khi bạn bắt tay vào làm việc đó, sự sợ hãi khiến bạn không thể đưa ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.
Người khôn ngoan biết điều chỉnh mình để thành công
Đừng so sánh điểm yếu của bạn với điểm mạnh của người khác
Một số người luôn cảm thấy rằng họ ngu ngốc hơn những người khác rất nhiều. Rõ ràng những người khác hoàn thành công việc một cách nhẹ nhàng, đơn giản, trong khi họ cần một thời gian dài để hoàn thành nhiệm vụ tương tự.
Giống như ở trường học, một số người có thể học Toán giỏi, nhưng một số người khác có thể học tiếng Anh tốt hơn, nhưng bạn lại cảm thấy bản thân không thể học tốt một cái gì cả. Khi đó bạn đã tự đi vào một lối suy nghĩ sai lầm: “Tôi không thể học được gì”.
Không cái nhìn của người khác ảnh hưởng đến bạn
Chúng ta thường có thói quen nhìn vào bạn bè, đồng nghiệp rồi tự so sánh với bản thân và thấy mình sao thấp kém. Tại sao họ lại đạt được những thành tựu mình không có? Tại sao cuộc sống của họ hoàn hảo hơn của mình?
Nếu bạn đã từng nghĩ những điều đó thì hãy tự dặn lòng rằng: Ai cũng có có những vấn đề và thử thách riêng trong cuộc sống dù bề nổi của họ có hào nhoáng đến đâu. Chúng ta không là họ nên làm sao biết được những người bạn và đồng nghiệp ấy đã trải qua những gì để đạt được thành công. Thay vì ganh tỵ với người khác, bạn nên dành thời gian phấn đấu, chăm chút cho con đường sự nghiệp của bản thân.
Theo Min/Khoevadep