Thượng tá Đào Văn Hoàn, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra (Công an quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: "Xe đạp điện đang trở thành món mồi ngon của giới đạo chích. Khi trộm được một chiếc, chúng có thể bán được giá cao hơn nhiều một chiếc xe máy".
|
Xe máy điện nhiều lúc chạy nhanh hơn xe máy.
|
Trung úy Phạm Văn Luyến, Đội CSGT số 14 (Phòng CSGT đường sắt - đường bộ Công an TP Hà Nội) cho biết: "Nếu đúng là xe đạp điện thì không cần biển kiểm soát, nhưng để quản lý tốt thì cần phải có biển kiểm soát . Còn xe máy điện phải có biển kiểm soát, để dễ quản lý trong việc tham gia giao thông và bảo vệ tài sản cho người có phương tiện".
Trung úy Luyến cũng phân tích: "Người đi xe đạp điện không cần đeo biển kiểm soát, nhưng phải đội mũ bảo hiểm (MBH). Nếu là xe đạp điện tốc độ phải dưới 20km/h còn trên 20km/h thì không phải là xe đạp điện nữa mà là xe máy điện.
Nếu là xe máy điện rồi thì cần phải có biển kiểm soát (BKS). Việc có BKS vừa đảm bảo cho người có phương tiện tránh mất cắp, vừa dễ xử lý cho lực lượng chức năng. Xe đạp điện bây giờ có thể không đắt tiền bằng xe đạp (xe đạp điện hình, xe đạp thể thao). Đến lúc này, có khá nhiều chủ phương tiện sử dụng xe đạp điện họ đeo biển kiểm soát giả... những trường hợp như vậy, khiến chúng tôi rất khó xử lý, vì chưa có chế tài".
|
Xe đạp điện, xe máy điện cần có biển BKS để tiện quản lý.
|
Thiếu tá Trần Quang Vinh, Đội trưởng Đội CSGT số 2, Phòng CSGT đường sắt – đường bộ Công an TP Hà Nội cho biết: “Xe máy điện hay xe đạp điện cần phải có biển kiểm soát, vì 2 loại hình xe này dạng giống xe máy. Đeo biển kiểm soát vừa thuận tiện trong quản lý, vừa tiện xử lý vi phạm. Có biển số xe đạp điện, máy điện cơ quan chức năng phát hiện người điều khiển vi phạm có thể xử lý nguội được; còn không có rất khó xử lý”.
Thiếu tá Vinh cũng phân tích: “Đến lúc này, xe đạp điện, xe máy điện chưa có BKS đang là “miếng mồi ngon” cho kẻ gian. Không có biển kiểm soát, kẻ gian lấy cắp và đổi, dán màu sơn khác hay tráo bánh xe này sang bánh xe kia là sử dụng, người mất khó phát hiện được”.
Tiến Dũng