Vì thế, nhiều người làm khoa học được một thời gian ngắn đã bỏ nghề.
Tuy nhiên, ở góc độ là người nghiên cứu thực địa cũng như giảng dạy, PGS.TS Trường Xuân Lam, Viện Hàn lâm Khoa học &
Công nghệ Việt Nam, cho rằng những người đưa ra quan điểm trên cần xem xét và nhìn lại một cách thẳng thắn lý do các nhà khoa học trẻ bỏ nghề.
|
Ảnh minh họa. |
Bởi trên thực tế, hằng ngày tiếp xúc với họ, ông đã nhận thấy rằng, các nhà khoa học trẻ không hề ngại khó. Thậm chí, họ muốn thể hiện mình, nỗ lực hết mình, đưa ra nhiều ý tưởng hay và có ý nghĩa. Nhưng, thực tế không cho phép họ thực hiện nó.
"Không ở đâu xa, các nhân viên của tôi đây. Họ làm rất tốt, đưa ra nhiều ý tưởng hay nhưng không thực hiện được bởi còn quá nhiều thứ phải lo. Lo đầu tiên là tiền đâu cho cuộc sống mưu sinh thành ra bị chi phối suy nghĩ", PGS.TS Trương Xuân Lam nhấn mạnh.
Hằng ngày, ông cũng như các lãnh đạo phải nghe "rát tai" việc thiếu tiền nhà, tiền ăn, tiền ốm đau bệnh tật từ các bạn trẻ. Đủ sống làm sao để làm khoa học khi mà lương phó giáo sư như ông, được gần 6 triệu đồng, chỉ đủ sống cho bản thân. Còn nhà khoa học trẻ chỉ bằng 1/2, 1/3 ông. Một số người may mắn yên tâm nghiên cứu khi có nền tảng may mắn như nhà ở Hà Nội, bố mẹ khá giả, không phải lo nhiều cuộc sống gia đình hoặc học đúng ngành có thể vận dụng làm dịch vụ...
"Hãy nhìn nhận vào thực tế của các nhà khoa học thay vì nhìn vẻ bề ngoài. Các cơ quan chức năng nên đề ra các giải pháp thay đổi cuộc sống của nhà khoa học để họ yên tâm làm nghiên cứu. Đây cũng là cách thu hút tài năng xây dựng nền khoa học nước nhà", ông Lam trăn trở.
H.Dung