Ukraine tiêu thụ quá nhanh, Đức gấp rút xây dựng nhà máy đạn 35mm

Google News

Dù nhiều quốc gia NATO đang sản xuất đạn 35mm cùng cỡ với pháo tự hành Gepard, nhưng trớ trêu thay khẩu pháo này chỉ sử dụng được đúng loại đạn do Đức sản xuất.

Theo tờ Bulgarian Military, Pháo tự hành Gepard rất hiệu quả trong việc chống các thiết bị bay tầm thấp, ví dụ như tên lửa hoặc các máy bay cảm tử không người lái (drone cảm tử) mà Nga đã bắt đầu sử dụng rộng rãi trong vài tháng gần đây.

Ukraine tieu thu qua nhanh, Duc gap rut xay dung nha may dan 35mm

Tuy nhiên, đã có vấn đề xảy ra sau khi các hệ thống Gepard được viện trợ tới Ukraine. Bản thân Đức không có đủ số đạn 35mm dự trữ để tiếp tục viện trợ sử dụng. Thụy Sĩ, quốc gia sản xuất chính của loại đạn này thì từ chối việc sản xuất thêm nhằm giữ lập trường trung lập. Bởi lý do này, Đức đã bắt buộc phải thu mua đạn dược từ các nước đang sở hữu Gepard trên toàn cầu, tuy nhiên vẫn không thể giải quyết triển để vấn đề này.

Do đó, Na-uy đã để nghị sản xuất loại đạn này. Tuy nhiên, một số vấn đề đã xảy ra và loại đạn do Na-uy sản xuất không đủ điều kiện để sử dụng. Sau một thời gian hợp tác nghiên cứu giữa Đức và Na-uy, cuối cùng giải pháp này đã được hoàn thiện và Ukraine đã có thể bắt đầu sử dụng SPAAG Gepard.

Cụ thể, Ukraine sẽ nhận 50 hệ thống pháo tự hành Gepard, với 20 hệ thống sẽ tới Ukraine trong vài tháng tới. Ngoài số đạn cung cấp tới Ukraine, Đức cũng sẽ cung cấp loại đạn này tới các nước khác cũng đang sử dụng Gepard như Brazil, Jordan, Romania và Qatar.

Đức cũng quyết định sẽ sản xuất nội địa loại đạn này. Một nhà máy sản xuất đang được xây dựng. Theo một số báo cáo, nhà máy sẽ đi vào sản xuất từ tháng 1 năm 2023. Rất có thể nhà máy này sẽ không chỉ sản xuất mỗi đạn 35mm phục vụ hệ thống Gepard, tuy nhiên sẽ ưu tiên loại đạn này tới khi chiến sự Nga – Ukraine kết thúc.

Hoàng Anh (theo Bulgarian Military)