Nòng pháo của xe tăng hiện đại, không phải là bằng thép thông thường mà là thép đặc biệt, được chế tạo bằng quy trình luyện thép bằng lò điện hồ quang.
Quá trình luyện thép bằng lò điện hồ quang là sử dụng nhiệt lượng cực cao do hồ quang điện tạo ra để nấu chảy thép vụn trong lò luyện thép, và sau đó thêm các kim loại hiếm khác nhau theo yêu cầu của quy trình, để có thể tạo thành loại thép hợp kim có tính chất cơ học tuyệt vời, sau đó gia công thành nòng pháo tăng.
Quá trình gia công nòng pháo tăng không hề dễ dàng, và bây giờ nó được xử lý bằng máy tiện, máy bào, máy phay kỹ thuật số CNC. Nói một cách chính xác, nòng pháo của pháo xe tăng Anh và Ấn Độ phức tạp hơn, vì xe tăng Challenger của Anh và xe tăng Arjun của Ấn Độ đều là pháo có nòng dài hơn.
Hình trên là lò luyện thép hồ quang điện, dùng luyện thép làm nòng pháo xe tăng. Xem mũi tên xanh trong hình chỉ vào lò bên trong của lò điện hồ quang, nơi chứa đầy nguyên liệu sản xuất thép, tức là thép vụn;
Còn mũi tên màu cam chỉ vào điện cực graphit, nơi tạo ra hồ quang điện, cung cấp nhiệt lượng nhiệt cần thiết cho quá trình nấu chảy thép phế liệu và luyện thép;
Mũi tên màu xanh là cổng tiếp liệu, được sử dụng để thêm các vật liệu phụ khác nhau cần thiết cho quá trình luyện thép, chẳng hạn như các kim loại có lợi khác nhau cần thiết để sản xuất phụ gia hợp kim.
Bởi vì lò luyện thép hồ quang điện có thể kiểm soát chính xác nhiệt độ trong lò bằng cách điều khiển dòng điện, thép được sản xuất bởi lò điện hồ quang có tỷ lệ đồng chất hơn và ít tạp chất hơn.
Đặc điểm lớn nhất của lò điện hồ quang, là nó phù hợp hơn với luyện thép đặc biệt, dùng để chế tạo những thiết bị đặc biệt như nòng súng, pháo; chất lượng của thép chế tạo nòng pháo tăng phải rất tốt và rất ít quốc gia sở hữu công nghệ chế tạo loại thép này.
Ngoài ra, trong quá trình luyện thép, cần phải có quy trình xử lý nhiệt nghiêm ngặt để nòng pháo có được độ cứng, độ bền và độ dẻo dai tốt hơn.
Vậy câu hỏi đặt ra là những khẩu pháo xe tăng làm bằng thép tuyệt vời như vậy có thể bắn được bao nhiêu viên đạn trước khi phải thay một nòng pháo mới?
Xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ sử dụng nòng pháo tăng RH-120mm của công ty Rheinland của Đức, tuổi thọ nòng pháo là sau 800 phát bắn. Nhưng sau này do Mỹ tự sản xuất, công nghệ chế tạo hợp kim thấp hơn của Đức và lý do sử dụng thuốc phóng mạnh hơn, nên tuổi thọ nòng pháo chỉ còn 500 phát bắn.
Hiện tại tuổi thọ của nòng xe tăng khoảng 500 viên, Trung Quốc và Nga cũng ở mức này. Tuổi thọ phóng của 500 viên đạn thực sự là khá tốt, vì một cơ số đạn của xe tăng là 40 viên, và như vậy một chiếc xe tăng có thể tham gia 12 trận chiến đấu (với điều kiện là bắn hết cơ số đạn trên xe - vốn rất ít khi xảy ra).
Nếu quy đổi tuổi thọ nòng pháo với 500 phát bắn ra thời gian, người ta tính ra tuổi thọ của xe tăng chỉ là vài giây.
Theo chiều dài của pháo tăng và tốc độ bay của quả đạn, có thể tính được thời gian quả đạn bay trong nòng. Chỉ cần làm một phép tính đơn giản, chiều dài nòng của pháo tăng M1A2 RH-120mm là 5,3 mét và sơ tốc đầu nòng của đạn xuyên giáp M829 là 1.720 m/s, nghĩa là tốc độ trung bình trong nòng là 860 m/s,
Với chiều dài nòng pháo là 5,3m ÷ 860 = 0,0062 giây, tức là đạn xuyên giáp trượt qua nòng trong thời gian 0,0062 giây, và nhân với tuổi thọ nòng pháo là 500 viên đạn, thì thời gian quy đổi tổng cộng là 3,1 giây.
Hiểu nôm na, tuổi thọ tuổi thọ của nòng xe tăng chỉ có vài giây; nhưng với khả năng có thể bắn 500 viên đạn, một chiếc xe tăng mang theo đầy đủ số lượng đạn, có thể tham gia hơn 10 trận đánh, còn trong thời bình, chúng có thể được sử dụng hàng chục năm, trải qua hàng trăm cuộc tập trận.
Tiến Minh