Gần đây, theo Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc tập kích bằng tên lửa và UAV tự sát của quân đội Nga đã được nối lại và những chiến thuật mới đã được áp dụng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho Ukraine.
Về các loại UAV tự sát mà quân đội Nga sử dụng lần này, phía Ukraine cho biết chủ yếu sử dụng loại UAV Shahed-136 do Iran sản xuất, mà Nga gọi là Geran-2; tuy nhiên Iran kiên quyết phủ nhận điều này.
Trên chiến trường, những chiếc UAV Geran-2 mà quân đội Nga sử dụng không phải là loại UAV sử dụng công nghệ cao cấp. Do tính năng sử dụng một lần, nên việc chế tạo đơn giản hơn nhiều so với các loại UAV của Mỹ.
Tất cả những điều này có nghĩa là trong chiến trường tương lai, những chiếc UAV tự sát kiểu như Geran-2, có thể được triển khai với số lượng lớn, cộng với khả năng linh hoạt tuyệt vời và chúng, khi có thể bay lượn trên không; điều này sẽ mang lại nhiều tác động tâm lý cho quân và dân Ukraine.
Theo thống kê của các phương tiện truyền thông chính thức Ukraine, quân đội nước này đã liên tục bắn hạ hàng trăm máy bay không người lái như vậy trong một khoảng thời gian, nhưng các mảnh vỡ do vụ nổ bắn ra trên không cũng sẽ gây ra thương vong nghiêm trọng cho dưới mặt đất.
Để đối phó với đợt triển khai chiến lược này của quân đội Nga, Ukraine cũng đã phát triển các phương tiện bay không người lái với sự hỗ trợ và giúp đỡ của phương Tây.
Có thông tin cho rằng loại UAV tự sát của Ukraine, có thể mang đầu đạn nặng 75 kg và tầm hoạt động lên tới 1.000 km; như vậy loại UAV tự sát này của Ukraine, có thể bay quãng đường dài từ Kharkov vượt qua cả thủ đô Moscow của Nga. Thông tin này khiến Nga “giật mình”.
Như vậy cuộc "cách mạng" máy bay không người lái giữa hai bên chắc chắn sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tình huống xung đột tiếp theo; điều này cũng chỉ ra rằng, trong các cuộc chiến tranh tương lai, UAV có thể trở thành chìa khóa dẫn đến việc thay đổi cục diện cuộc chiến.
Vậy đối với các cuộc chiến trong tương lai, UAV có phải là chìa khóa để mang lại sự thành bại? Hãy đánh giá ở ba khía cạnh:
Trước hết, UAV khi tham gia chiến trường có thể phối hợp với pháo binh để đóng vai trò trinh sát và xác định mục tiêu, giúp người chỉ huy pháo binh quan sát sửa bắn.
Cách đây vài ngày, trên chiến trường Donbass, Nga đã sử dụng UAV tự sát Geran-2, trang bị đầu đạn nặng 50 kg, phối hợp với pháo tầm xa, liên tiếp tiêu diệt 4 khẩu pháo hạng nặng, 2 xe bọc thép chở quân BTR của phía Ukraine; sau đó điều động bộ binh làm chủ trận địa.
Chiến thuật này không chỉ tiêu hao sinh lực của Ukraine một cách hiệu quả mà còn giảm thương vong cho chính binh sĩ của Nga.
Thứ hai, UAV tự sát có thể thực hiện các cuộc tấn công chính xác, rẻ hơn tên lửa và có thể được sử dụng trên quy mô lớn.
Chi phí bổ sung UAV hao hụt trong chiến đấu thấp và nó có thể thực hiện chiến lược tấn công tập trung theo kiểu “bầy đàn” với số lượng lớn.
Trên chiến trường Ukraine, quân đội Ukraine gặp phải một đàn UAV tự sát như “bầy ong vò vẽ” của quân đội Nga và thường rất khó ngăn chặn, cho dù phần lớn bị quét sạch bằng hoa lực phòng không, thì vẫn có vô số chiếc thoát được gây ra các vụ tấn công nguy hiểm.
Hiện tại, UAV Geran-2 được Nga sử dụng rộng rãi trên chiến trường Ukraine; đây là loại UAV tự sát có kích thước nhỏ và giá thành rẻ, dùng một lần, giá thành của mẫu nhỏ nhất có thể chỉ bằng 1/10 so với loại truyền thống.
Cuối cùng là UAV Geran-2 được tuy mới được đưa vào sử dụng, nhưng được Quân đội Nga ưa dùng bởi vì Geran-2 có thể mang theo lượng chất nổ nặng từ 35 đến 60 kg, đủ để phá hủy những mục tiêu tương đối lớn.
Ngoài ra nó có thể bay ở độ cao bay cực thấp (40 mét), đủ để tránh sự phát hiện của các hệ thống radar và cuối cùng là nó có thể dễ dàng đạt được các cuộc tấn công chính xác trên chiến trường.
Trải qua hơn nửa năm xung đột, lãnh đạo Quân đội Nga mới thấy hết được vai trò quan trọng của UAV trong chiến đấu và nó thực sự trở thành một loại phương tiện không thể thiếu được trong cuộc xung đột.
So với quá khứ, số lượng UAV của cả Nga và Ukraine tham chiến đã tăng lên theo cấp số nhân.
Lấy Nga làm ví dụ, trong những ngày đầu của cuộc xung đột, quân đội Nga vẫn tập trung vào các cuộc tấn công bằng pháo hạng nặng; nhưng giờ đây, họ dần có xu hướng sử dụng các UAV chiến thuật như UAV Orlan-10 và Lancet vào chiến đấu.
Những chiếc UAV này đã đóng vai trò thông tin liên lạc, gây nhiễu, trinh sát và chiến đấu trên chiến trường và đó cũng là xu thế của chiến trường tương lai; mặc dù tác chiến của UAV không thể đạt được thắng lợi quyết định cách xa hàng nghìn km, nhưng chắc chắn là không thể thiếu.
Tóm lại việc quân đội Nga tăng cường sử dụng máy UAV quy mô lớn để tấn công, đã đóng một vai trò nhất định trong việc thay đổi cục diện cuộc chiến; đồng thời đánh dấu việc thay đổi tư duy quân sự của họ, khi mới chỉ trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, họ từng nói “không” với UAV vũ trang.
Điều thu hút sự chú ý nhiều hơn từ thế giới bên ngoài, đó là việc sử dụng UAV trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine; chính là bóng dáng của các cuộc cxung đột khác trong tương lai.
Dưới góc độ quy luật phát triển của xung đột quân sự trên thế giới, việc sử dụng UAV tham chiến có thể là lựa chọn tốt hơn và sự lựa chọn này có thể thúc đẩy một cuộc cách mạng quân sự mới.
Còn hiện tại, UAV tham chiến vẫn đang trong giai đoạn phát triển không ngừng, nhưng tiềm năng của nó là vô cùng mạnh mẽ và điều này được được minh chứng trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Video về UAV tự sát Lacet-3 của Nga phá hủy hệ thống phòng không S-300 của Ukraine.
Tiến Minh