Trung Quốc thất bại toàn tập trong dự án đóng tàu đổ bộ Zubr

Google News

Dự án chế tạo tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Zubr của Hải quân Trung Quốc được nhận định là thất bại.

Năm 2009, nhà máy đóng tàu Feodosiya của Ukraine và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về việc cung cấp 4 chiếc tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn Bizon (phiên bản Ukraine của tàu đệm khí lớp Zubr thuộc Dự án 12322 của Liên Xô).
Tuy nhiên đến năm 2014, sau khi bán đảo Crimea - nơi đặt trụ sở của nhà máy đóng tàu Feodosya đã được sáp nhập vào Nga, vì vậy bản hợp đồng giữa Bắc Kinh và Kiev cũng bị đóng băng từ đó.
Sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea, Nga đã tuyên bố sẽ thay Ukraine hoàn thành nốt bản hợp đồng cung cấp tàu đổ bộ đệm khí Zubr ký kết trước đó, ông Igor Sevastyanov - Phó giám đốc điều hành tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga cho biết.
Trung Quoc that bai toan tap trong du an dong tau do bo Zubr
 Tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn lớp Zubr của Hải quân Trung Quốc.
Hợp đồng trị giá 315 triệu USD giữa Trung Quốc và Ukraine có điều khoản Kiev sẽ cung cấp 4 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr cho Bắc Kinh. Xưởng đóng tàu Feodosiya và nhà máy Fiolent sẽ có trách nhiệm đóng 2 tàu đổ bộ trên, trong khi 2 chiếc còn lại sẽ được đóng tại Trung Quốc dưới sự chỉ đạo kỹ thuật từ Ukraine.
Ukraine đã hoàn thành 2 trong số 4 tàu cho Trung Quốc. Chiếc Zubr đầu tiên đóng xong vào tháng 9/2012 và được bàn giao vào tháng 4/2013. Chiếc thứ 2 được Kiev bàn giao cho Bắc Kinh vào ngày 27/2/2014, trong giai đoạn tình hình căng thẳng chính trị lên cao.
Tham vọng của Trung Quốc là sẽ chế tạo hàng loạt lớp tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn này cho nên họ không quan tâm ai cung cấp công nghệ, vì vậy Bắc Kinh đã quyết định không trả nốt 14 triệu USD còn nợ Kiev.
Trung Quoc that bai toan tap trong du an dong tau do bo Zubr-Hinh-2
Dự án tự chế tạo tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn lớp Zubr của Trung Quốc đã thất bại. 
Chương trình đóng tàu đổ bộ Zubr của Trung Quốc thực tế đã không có tiến triển, nhiều năm qua chỉ có 3 chiếc 3325, 3326 và 3327 xuất hiện, ngoài ra còn 1 chiếc đóng dở (được cho là 3328) từ lâu nhưng chưa có ảnh chụp nào xác nhận biên chế.
Thực tế sau sự kiện sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga thì việc mua sắm thiết bị của tàu gặp vấn đề nên Trung Quốc không theo đuổi dự án này.
Theo Chí Linh/Báo Đất Việt