Tiêm kích F-35 bắn nhầm UCAV XQ-58A: Mỹ tự làm khó mình

Google News

Tờ Avia của Nga vừa tiết lộ thông tin bất ngờ về tai nạn nghiêm trọng với chiếc UCAV XQ-58A duy nhất của Mỹ. Vụ việc liên quan đến F-35.

Sự cố xảy ra trong buổi diễn tập bắn đạn thật được thực hiện với sự tham gia của tiêm kích F-35 và nguyên mẫu duy nhất của máy bay tấn công không người lái (UCAV) XQ-58A.
Trong khoa mục bắn đạn thật đối phó với mục tiêu đường không giả định, F-35 đã nã đạn nhầm vào chiếc XQ-58A đang trong quá trình hạ cánh.
Vụ việc diễn ra hôm 9/10 tại khu vực thử nghiệm Yuma ở Arizona (Mỹ). Dù không có hình ảnh của chiếc XQ-58A sau khi ăn đạn nhưng báo Nga cho biết, nguyên mẫu UCAV này bị hỏng nặng và gần như không có khả năng phục hồi.
Tiem kich F-35 ban nham UCAV XQ-58A: My tu lam kho minh
Máy bay XQ-58A. 
Thông tin bất ngờ được đưa ra sau khi Không quân Mỹ cho biết trong một thống báo hôm 9/10, máy bay XQ-58A hư hại nặng khi hạ cánh do gió mạnh sau chuyến bay thử thứ ba ở bang Arizona.
"Nguyên mẫu máy bay không người lái (UAV) XQ-58A Valkyrie hoàn tất chuyến bay thử thứ ba tại thao trường Yuma ở bang Arizona hôm 9/10. Tuy nhiên, gió mạnh gần mặt đất và trục trặc trong hệ thống thu hồi trên phi cơ khiến sự cố xảy ra khi chiếc Valkyrie hạ cánh, khiến nó bị hư hỏng", thông báo cho biết.
Theo giới chuyên gia, nếu sự cố bắn nhầm của F-35 được xác nhận thì đây là dòng máy bay tàng hình thứ 2 Mỹ đang vận hành có vấn đề với hệ thống phân biệt bạn - thù.
Trước đó, Trung tá Không quân Mỹ giấu tên, hiện làm chỉ huy phi đội 95 của Mỹ đồn trú tại căn cứ không quân Al-Dafra (UAE) cho biết, tiêm kích F-22 thiếu thốn nhiều công nghệ để có thể theo dõi và phân biệt mục tiêu.
Khi những kẻ khủng bố IS ở Syria bị xiết chặt vòng vây, thường xuyên xảy ra tình huống máy bay Nga bay gần các lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu. Những khoảnh khắc như vậy, liên quân phải nhanh chóng xác định chính xác máy bay của ai bay gần lực lượng của mình.
Nhưng ông cho biết, máy bay F-22 không được trang bị tập hợp các thiết bị hồng ngoại và quang học cho phép hoạt động ban đêm, trái với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư. Vì vậy, dùng F-22 để xác định được máy bay Nga hoặc của lực lượng nào khác là điều không thể.
Vấn đề đặc biệt nghiêm trọng hơn với Mỹ bởi ngoài những sự cố nói trên, ông Eugene Ryabchesky, lãnh đạo Trung đoàn phòng không S-400 của Nga khẳng định không tồn tại mục tiêu tàng hình nếu hệ thống phòng không S-400 đang trong tình trạng trực chiến và không vật thể bay nào mà họ không phát hiện được và xử lý, từ máy bay nhỏ cho đến tên lửa, kể cả máy bay tàng hình.
Để có được khả năng đó, S-400 được trang bị hệ thống radar 91N6E. Radar này sẽ quan sát tất cả những gì trong không gian xung quanh nó, ngay cả những chiếc máy bay nhỏ cũng bị ghi nhận. Radar này thậm chí còn quan sát cả mục tiêu di chuyển trên mặt đất, chẳng hạn một xe tải trên xa lộ, và có khả năng phân biệt mục tiêu này với mục tiêu ở trên không.
Dù chưa thể khẳng định tính hiệu quả của hệ thống S-400 có như Nga tuyên bố hay không nhưng rõ ràng vũ khí này đang là trở ngại lớn mà Không quân Mỹ và F-35 khó có thể dám vượt qua.
Theo Thùy Dung/Báo Đất Việt