Sai lầm trong xây dựng lực lượng chế áp phòng không của Nga
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, các nỗ lực chế áp phòng không của Nga đã bị nhiều người chỉ trích là chưa hiệu quả.
Mạng lưới phòng không của Ukraine được xây dựng chủ yếu xung quanh các biến thể tên lửa phòng không S-300 do Liên Xô chế tạo và được bổ sung bởi một số hệ thống phòng không tầm thấp như tên lửa vác vai Stinger; nhưng tiếp tục vẫn là mối đe dọa với máy bay Nga.
|
Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35 bị bắn rơi ở chiến trường Ukraine. |
Những điều trên đã gây ngạc nhiên, khi so sánh “tuổi đời” của các hệ thống phòng không của Ukraine, chỉ bằng một phần nhỏ khả năng của các thiết bị do Nga chế tạo vào những năm 1990, chứ chưa nói đến các hệ thống mới nhất được sản xuất vào những năm 2020;
Nhưng theo các chuyên gia, trong những năm qua, Nga đã không đầu tư đúng đắn vào việc chế tạo các loại vũ khí chế áp phòng không của đối phương (SEAD).
Việc hiện đại hóa lực lượng không quân chiến thuật của Nga chủ yếu nhằm mục đích chống lại không quân NATO; hiện tại khả năng phòng không trên bộ của NATO rất hạn chế, nên SEAD chưa bao giờ là một ưu tiên đáng kể của Không quân Nga. Điều này trái ngược với Mỹ và thậm chí là Trung Quốc.
Mỹ và Trung Quốc đều đã phát triển máy bay chế áp phòng không chuyên dụng và những vũ khí liên quan để đối phó với mạng lưới đối phương tích hợp của đối phương; cụ thể là máy bay SEAD E/A-18G Growler của Hải quân Mỹ và J-16D của Không quân Trung Quốc.
|
Ảnh: Máy bay E / A-18G Growler SEAD của Hải quân Mỹ. Nguồn NAVY |
Những chiến đấu cơ làm nhiệm vụ chế áp phòng không, được trang bị các thiết bị tác chiến điện tử trong thân máy bay; vũ khí của nó là các loại tên lửa chống radar, dẫn đường nhờ sự bức xạ của các radar trên mặt đất của đối phương.
Có thể NATO thiếu năng lực phòng không trên mặt đất, đây cũng là một yếu tố chính khiến Nga bỏ qua máy bay SEAD; nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất, khi ngân sách quốc phòng của Nga nhỏ hơn nhiều so với dưới thời Liên Xô.
|
Ảnh: Máy bay J-16D SEAD của Không quân Trung Quốc. Nguồn Sina |
Nếu Nga được kế thừa được MiG-25BM của Liên Xô?
Dưới thời Liên Xô, Hồng quân Liên Xô đã triển khai một loại máy bay SEAD chuyên dụng; đây cũng là một trong những loại chiến đấu cơ có trọng lượng nặng nhất và hoạt động tốn kém nhất trong phi đội chiến thuật của họ, đó là chiến đấu cơ MiG-25BM Foxbat, được Liên Xô sản xuất cho đến năm 1985.
MiG-25 trước đó đã được phát triển để đảm nhiệm vai trò đánh chặn, trinh sát và tấn công mặt đất và có ưu điểm nhờ khả năng sống sót rất cao, khi tốc độ có thể đạt đến Mach 3+ và độ cao trên 20.000 mét.
Với tính năng này, MiG-25 có thể đấu tay đôi với các máy bay chiến đấu hàng đầu của phương Tây khi đó như F-14, F-15 cũng như F-4 và F-16 nhẹ hơn trên nhiều chiến trường, từ Iraq và Iran đến Ai Cập, Israel, Kuwait và Pakistan.
|
Ảnh: Máy bay MiG-25BM SEAD của Không quân Liên Xô. Nguồn Wikipedia |
Việc phát triển MiG-25 thành máy bay tác chiến điện tử, phản ánh những gì Mỹ và Trung Quốc sau này đã làm với các máy bay chiến đấu F/A-18F và J-16 của họ.
Với biến thể MiG-25BM được trang bị các thiết bị tác chiến điện tử, cho phép nó gây nhiễu các cuộc tấn công của đối phương và phản công bằng một loạt các tên lửa chống bức xạ.
MiG-25BM là một máy bay tác chiến điện tử đặc biệt nguy hiểm do hiệu suất bay đáng kinh ngạc và tầm bay xa của Foxbat, và trong kho vũ khí của Nga sẽ là một tài sản lý tưởng tiềm năng cho cuộc chiến ở Ukraine; ngay cả khi chỉ được hiện đại hóa một cách vừa phải.
Chiến đấu cơ kế nhiệm của MiG-25 trong vai trò đánh chặn là MiG-31, mặc dù được phát triển cho các vai trò tấn công, chống tàu và chiến tranh không gian; nhưng chưa thấy một biến thể SEAD MiG-31 hay bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của Nga, tương tự như MiG-25BM trong quá khứ.
|
Ảnh: Máy bay MiG-25BM SEAD của Không quân Liên Xô. Nguồn Wikipedia |
Khả năng của MiG-25BM đã được chứng minh trong các đợt triển khai chiến đấu ngắn ngủi vào cuối cuộc Chiến tranh Iran-Iraq, khi máy bay đóng tại Căn cứ Không quân H-3 ở Iraq, từ tháng 11/1987 đã vô hiệu hóa thành công một số mục tiêu được bảo vệ tốt nhất của Iran, gồm nhiều phi đội máy bay chiến đấu F-14 Tomcats với tên lửa không đối không tầm xa AIM-54.
Phi đội khoảng 40 máy bay chiến đấu MiG-25BM đã được Không quân Liên Xô triển khai tới các căn cứ ở Belarus, và sau này được Không quân Belarus kế thừa khi Liên Xô tan rã vào năm 1991 và gần như ngay lập tức, được cho loại khỏi biên chế.
Lý do là chi phí hoạt động của MiG-25 cao nhất so với bất kỳ máy bay chiến đấu chiến thuật nào trên thế giới, khiến việc duy trì số MiG-25 SEAD là không thể, với một quốc gia nhỏ như Belarut.
Khi đó, chính nước Nga cũng đang đối mặt với sự suy giảm kinh tế và quân sự nghiêm trọng, đồng thời không còn coi chiến tranh với NATO là khả năng xảy ra cao; nên việc mua máy bay MiG-25BM từ Belarus, thậm chí có thể đã không được xem xét.
Những chiếc MiG-25 với tính năng thông thường vẫn được phục vụ hạn chế trong Không quân Nga cho đến năm 2013 mặc dù chi phí hoạt động cao, và “nếu” các biến thể MiG-25BM được mua lại, chúng có thể đã được duy trì hoạt động lâu hơn;
Đặc biệt do số MiG-25BM đều mới hơn, nên có thể hoạt động cho đến giữa năm 2025; và số chiến đấu cơ này có thể đã tham gia cuộc xung đột Nga-Ukraine, nếu Nga khi đó mua lại số MiG-25BM của Belarut vào đầu thập niên 1990.
|
Ảnh: Máy bay MiG-25BM SEAD của Không quân Liên Xô. Nguồn Wikipedia |
Chiến đấu cơ nào của Nga sẽ được sử dụng làm vũ khí SEAD?
Nga dự kiến sẽ bắt đầu trang bị một biến thể tác chiến điện tử chuyên dụng từ khung tiêm kích bom Su-34 của họ; nhưng khả năng của nó vẫn còn được xem xét. Trong khi họ đang có nguy cơ phải đối mặt với một cuộc chiến lâu dài.
Đặc biệt là sự hồi phục mạng lưới phòng không của Ukraine, dưới sự giúp sức của phương Tây, thì Không quân Nga phải tìm cách đẩy nhanh việc hoàn thiện phiên bản chế Su-34 SEAD vốn đã bị chậm tiến độ quá nhiều.
|
Ảnh: Máy bay tiêm kích bom Su-34 của Không quân Nga. Nguồn Wikipedia |
Hiện máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga được cho là có khả năng chế áp phòng không và đã được triển khai cho vai trò này ở Ukraine, với radar AESA riêng biệt và tiết diện radar thấp là lý tưởng cho vai trò như vậy.
Nhưng chiến đấu cơ Su-57 của Không quân Nga hiện số lượng hạn chế và chưa hình thành khả năng tác chiến đầy đủ và có thể thiếu vũ khí chống bức xạ khi nó mới chỉ được thử nghiệm trong lực lượng không quân Nga; có nghĩa là Su-57 sẽ không phải là máy bay tấn công điện tử mà Nga cần, hoặc đơn giản là chúng không đủ số lượng để có thể thay đổi cục diện chiến trường tại Ukraine ở thời điểm hiện tại.
Tiến Minh