Theo hãng thông tấn Sputnik, liên doanh quốc phòng BrahMos giữa Nga-Ấn Độ đang lên kế hoạch mở rộng tầm bắn đối dòng tên lửa hành trình BrahMos vào năm 2019 dành cho Quân đội Ấn Độ. Cơ bản biến thể này sẽ giúp BrahMos hoàn thiện hơn nữa khả năng tác chiến của mình trong tương lai gần.
Thông tin trên được Subhash Bhamre - người đứng đầu các vấn đề quốc phòng của Ấn Độ đưa ra vào cuối năm ngoái. Theo đó cả Nga và Ấn Độ đều nhất trí thông qua việc phát triển một biến thể mới của BrahMos có tầm bắn gấp đôi so với các phiên bản hiện tại là 300km, đề suất trên được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh cấp cao Nga-Ấn diễn ra tại Goa, Ấn Độ vào tháng 10 năm ngoái.
|
Mọi rào cản của BrahMos sẽ được gỡ bỏ với biến thể mới, khi nó vừa sở hữu khả năng tấn công siêu thanh cộng với đó là tầm bắn xa hơn các biến thể cũ. Nguồn ảnh: Wikipedia.
|
“Chúng tôi hiện đã bắt đầu các bước chuẩn bị cần thiết cho việc phát triển một biến thể tăng tầm mới của BrahMos với giai đoạn đầu là nghiên cứu sau đó mới là đưa vào sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm. Công việc này dự kiến sẽ mất ít nhất 2-3 năm, bù lại tầm bắn của BrahMos sẽ được tăng lên đáng kể", Alexander Leonov – Tổng giám đốc NPO Mashinostroyenia (Liên doanh các doanh nghiệp nhà nước Nga) cho biết.
Ấn Độ tham gia Hiệp ước kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR) chỉ mới vào năm 2016, do đó việc mở rộng tầm bắn của BrahMos ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến các điều khoản mà New Delhi đã cảm kết khi tham gia MTCR. Trong khi đó Nga tham gia MTCR từ năm 1990, vì vậy từ trước cho tới nay Moscow chỉ có thể xuất khẩu được các công nghệ tên lửa có tầm bắn từ 300km trở xuống và đầu đạn của chúng luôn bị giới hạn ở mức 500kg.
Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos là phiên bản cải tiến trên cơ sở mẫu P-800 (Yakhont) của Nga, do đó ít nhiều BrahMos cũng mang theo các nét đặc trưng của P-800. Ngoài tàu chiến, BrahMos còn có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác nhau như các bệ phóng di động hoặc trên cả chiến đấu cơ, mỗi tên lửa có thể mang đều đầu đạn nặng từ 200-300kg.
Trà Khánh