Sư đoàn 330 và 21 ngày đêm phản công tiêu diệt quân xâm lược

Google News

Đến cuối năm 1976, các cuộc tấn công của quân Pol Pot vào lãnh thổ nước ta ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, có nơi như ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang), địch tấn công sâu tới 15 km, làm cho tình hình biên giới Tây Nam hết sức căng thẳng.

Những cuộc xâm lược của quân Pol Pot có sự chỉ đạo từ những kẻ cầm đầu chính quyền Pol Pot – IêngXari, mang tính hệ thống, quy mô ngày càng lớn, hành động vô cùng tàn bạo, được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Sư đoàn 330 ra đời bảo vệ biên giới, chống quân xâm lược
Tham luận tại hội thảo khoa học cấp quốc gia "40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019)” do Bộ Quốc phòng và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp tổ chức tại tỉnh An Giang, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng khẳng định: Năm 1972, quân Pol Pot đã tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam và tiến hành đánh chiếm biên giới Tây Nam nước ta; cũng trong năm 1972, nhiều đội quân của Quân khu 9 sang Campuchia đã bị quân Pol Pot giết hại. Theo Đại tướng Phạm Văn Trà: "Lúc này, toàn quân và dân Việt Nam đang tập trung cho chiến tranh chống Mỹ nên chúng ta bỏ qua, cố gắng chịu đựng, thắng Mỹ rồi mới thương lượng với Pol Pot. Tuy nhiên, khi nước ta đã kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, Pol Pot bất ngờ đưa quân ra đảo Thổ Chu (Kiên Giang) nói đưa gần 500 người dân vào đất liền nhưng sau đó chúng đã giết chết hết, rồi tiến đánh đảo Phú Quốc, Hòn Ông, Hòn Bà trên vùng biển Tây Nam. Cuối năm 1976, các cuộc tấn công của quân Pol Pot.
Su doan 330 va 21 ngay dem phan cong tieu diet quan xam luoc
Lực lượng quân đội cách mạng Campuchia tiến vào giải phóng Thủ đô Phnom Penh, trưa 7/1/1979. Ảnh: TTXVN 
Pol Pot vào lãnh thổ nước ta ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, có nơi như ở huyện Kiên Lương (Kiên Giang), địch tấn công sâu tới 15 km, làm cho tình hình biên giới Tây Nam hết sức căng thẳng. Chỉ tính từ ngày 30/4/1975 đến tháng 6/1977, Pol Pot đã xâm phạm biên giới nước ta trên 2.000 lần, sát hại hơn 4.000 người dân vô tội. Những cuộc xâm lược của quân Pol Pot có sự chỉ đạo từ những kẻ cầm đầu chính quyền Pol Pot – IêngXari, mang tính hệ thống, quy mô ngày càng lớn, hành động vô cùng tàn bạo, được chuẩn bị kỹ lưỡng của của tập đoàn phản động Pol Pot – Iêng Xari.
Lúc này, Đại tướng Phạm Văn Trà, được phân công ở lại Sư đoàn 4 của Quân khu 9 chiến đấu chống sự xâm lược của tập đoàn phản động Pol Pot – Iêng Xari đối với Việt Nam, giành lại chủ quyền các đảo Phú Quốc, Thổ Chu, Hòn Ông, Hòn Bà trên vùng biển Tây Nam và bảo vệ tuyến biên giới từ Tịnh Biên (An Giang) đến Hà Tiên (Kiên Giang). Trước đòi hỏi cấp bách của tình hình bảo vệ biên giới Tây Nam, Sư đoàn 330 được thành lập trên cơ sở các đơn vị chủ lực của Khu 8 và Khu 9 cũ; Đại tướng Phạm Văn Trà được bổ nhiệm làm Sư đoàn phó Tham mưu trưởng. Ngay những ngày đầu thành lập, Sư đoàn 330 đã khẩn trương tổ chức huấn luyện sẵn sàng chiến đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị chủ lực sẵn sàng cơ động tác chiến đánh bại tiến công của địch bảo vệ nhân dân tuyến biên giới trên các hướng An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp…
Mưu đồ đen tối đánh chiếm các tỉnh biên giới Tây Nam Việt Nam
Thực hiện mưu đồ đen tối đánh chiếm các tỉnh biên giới Tây Nam nước ta, đêm 30/4/1977, quân Pol Pot sử dụng lực lượng cấp Sư đoàn và lực lượng địa phương các tỉnh biên giới, bất ngờ đồng loạt tiến công xâm lượt toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta. Chiến tranh biên giới Tây Nam chính thức nổ ra. Đại tướng Phạm Văn Trà nhớ lại: “Trên tuyến biên giới Quân khu 9, chúng sử dụng 7 tiểu đoàn của Sư đoàn 2 quân Pol Pot, cùng lực lượng 2 tỉnh Tà Keo và Kan Đan thuộc quân khu Tây Nam đánh vào 13 đồn công an vũ trang và 14/16 xã trên dọc tuyến biên giới, từ Vĩnh Gia đến Vĩnh Xương, tỉnh An Giang. Chúng tàn sát dã man dân thường, đốt phá nhà cửa, trường học, cướp bóc của cải, phá hoại sản xuất… gây nhiều tội ác với đồng bào ta”.
Ngay trong đêm 30/4/1977, Sư đoàn 330 được lệnh tổ chức cơ động chiến đấu trên hướng biên giới tỉnh An Giang; trong đó, Trung đoàn 1 lên khu vực thị xã Châu Đốc, Trung đoàn 2 lên Tịnh Biên và Trung đoàn 3 lên Ba Chúc, huyện Tri Tôn. Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết: “Sư đoàn lúc này hình thành 2 sở chỉ huy. Sở chỉ huy cơ bản ở Vàm Cống, thị xã Long Xuyên và Sở chỉ huy tiền phương do tôi phụ trách, trực tiếp chỉ huy các đơn vị phía trước chiến đấu được đặt ở chùa Hoa Long, Chân núi Trà Sưu, huyện Tịnh Biên”. Trong suốt thời gian từ tháng 5 đến tháng 10/1977, Sư đoàn 330 đã phối hợp, hiệp đồng với lực lượng vũ trang An Giang thực hiện nhiều trận đánh cấp trung đoàn, sư đoàn, phản kích tiêu diệt nhiều sinh lực địch, khôi phục những địa bàn bị quân Pol Pot chiếm đóng trên dọc tuyến biên giới Tây Nam như: Vĩnh Điều, Đầm Chích, Bắc Hà Tiên, Phú Cường, Tri Tôn, Ba Chúc, Khánh Bình, cửa khẩu Vịnh Bà Đồng Tháp...
Tội ác kinh hoàng của quân Pol Pot với người dân An Giang
Với bản chất hiếu chiến, tàn bạo, tư tưởng cực đoan, những kẻ cầm đầu chính quyền Campuchia Dân chủ là tập đoàn phản động Pol Pot thường xuyên sử dụng lực lượng lớn quân đội áp sát biên giới Tây Nam nước ta. Chúng xua quân tiến hành các hoạt động vũ trang chống Việt Nam với tần suất ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, cường độ ngày càng ác liệt. Đi đến đâu, quân Pol Pot lấn chiếm lãnh thổ nước ta, chúng dùng pháo kích phá hoại mùa màng, đốt phá làng bản, trường học, tàn sát dân thường, cướp bóc tài sản… với tham vọng là mở rộng lãnh thổ sang phía Việt Nam, nhằm hoạch định lại đường biên giới Việt Nam – Campuchia.
Su doan 330 va 21 ngay dem phan cong tieu diet quan xam luoc-Hinh-2
Nhân dân tỉnh Ratanakiri (Đông Bắc Campuchia) đón chào các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia và bộ đội tình nguyện Việt Nam về giải phóng phum, sóc. Ảnh: TTXVN 
Ngày 15/1/1978, quân Pol Pot tập trung 7 tiểu đoàn đánh chiếm khu vực Ba Chúc, núi Phú Cường, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Âm mưu của chúng là đánh chiếm các điểm cao thuộc hệ thống núi Phú Cường để làm bàn đạp đánh chiếm toàn bộ khu vực Thất Sơn (Bảy Núi) của An Giang. Khi quân Pol Pot tràn sang lãnh thổ nước ta, Sư đoàn 4 và lực lượng địa phương tỉnh An Giang chốt giữ núi Phú Cường đã không giữ được địa bàn, nên quân xâm lược đã tiến sâu vào lãnh thổ nước ta hơn 5 km. Đại tướng Phạm Văn Trà thuật lại: “Khi quân Pol Pot tràn sang, chúng phá sập 2 chiếc cầu trên trục đường từ thị trấn Nhà Bàng đi Ba Chúc, Chi Lăng. Đi đến đâu, quân Pol Pot xả súng giết đồng bào ta, bắt cả trẻ em, người già tàn sát dã man, chúng đập phá chùa chiền, tượng Phật. Trong đó, tượng Phật nằm ở một công trình văn hóa tâm linh của các phật tử người Khmer ở núi Dài cũng bị quân Pol Pot phá hủy. Đỉnh điểm của sự dã man, tàn bạo mà quân Pol Pot gây ra là cuộc thảm sát hơn 3.000 đồng bào ta ở Ba Chúc, An Giang, gây phẫn nộ cả trong nước và quốc tế, bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ”.
Nguyên Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Giáo sư-Tiến sỹ Võ Văn Sen cho biết: Từ tháng 5/1975 đến năm 1978, quân Pol Pot đã nhiều lần tiến công xâm phạm và giết hại nhiều người Việt Nam ở các tỉnh biên giới Tây Nam, nhiều nhất là người dân An Giang. Lúc đó, nhiều nhà báo quốc tế đã miêu tả tội ác man rợ của Pol Pot đối với dân Việt Nam, nhất là với trẻ em và phụ nữ có thai...”.
21 ngày đêm phản công tiêu diệt quân xâm lược
Su doan 330 va 21 ngay dem phan cong tieu diet quan xam luoc-Hinh-3
Sáng 1/5/1983, tại Phnom Penh, Bộ Ngoại giao Campuchia tổ chức họp báo, công bố việc rút một phần quân tình nguyện Việt Nam về nước sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình. Ảnh: TTXVN 
Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh Quân khu lệnh cho Sư đoàn 330, Trung đoàn 10, Sư đoàn 4 tổ chức phản công, tiêu diệt sinh lực địch. Sư đoàn 330 xây dựng xây dựng phương án tấn công tiêu diệt địch ở Phú Cường bằng hiệp đồng binh chủng, kết hợp giữa tiến công chính diện, hợp vây quân địch giữa cánh đồng Phú Cường và Ba Chúc để tiêu diệt chúng. Phương án được Bộ Tư lệnh Quân khu nhất trí thông qua. Lập tức, Sư đoàn 330 sử dụng Trung đoàn 1, Trung đoàn 2 và Trung đoàn 3 mở các cuộc tấn công, tiêu diệt gần hết 1 sư đoàn địch, diệt gọn 5 tiểu đoàn địch, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn khác của địch ở núi Phú Cường và Ba Chúc.
Từ trung tuần tháng 12/1977 đến đầu tháng 1/1978, nắm chắc tình hình quân Pol Pot tập trung lực lượng chuẩn bị mở cuộc tấn công lớn vào khu vực Bảy Núi, An Giang, Sư đoàn 330 cùng lực lượng vũ trang An Giang đã dành quyền chủ động tiến công địch trước khi chúng xâm lược nước ta. Đáp ứng lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, sau 21 ngày đêm, Sư đoàn 330 cùng lực lượng vũ trang An Giang tiến công đánh vào những căn cứ xuất phát tiến công của địch nằm sâu trong lãnh thổ Campuchia từ 20 km đến 30 km, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm cho quân Pol Pot suy yếu tiềm lực quân sự, đẩy chiến tranh ra xa biên giới Tây Nam. “Trong tác chiến phản kích, các đơn vị của Sư đoàn 330 đã triệt để lợi dụng địa hình, nhanh chóng cơ động, hình thành thế bao vây quân địch, dồn quân địch vào khu vực ta dự kiến để tiêu diệt; làm cho quân Pol Pot mỗi lần tiến công sang lãnh thổ nước ta đều khiếp sợ khi gặp phải Sư đoàn 330”, Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết.
Đại tướng Phạm Văn Trà nhớ lại: “Khi Sư đoàn 330 truy kích, địch bỏ chạy tán loạn; giải phóng hàng vạn nhân dân Campuchia khỏi quân Pol Pot giam cầm trong các trại tập trung. Họ gọi bộ đội Việt Nam là “bộ đội nhà Phật” đã sang cứu sống nhân dân Campuchia”.
Đại tướng Phạm Văn Trà nhấn mạnh: Qua hoạt động tác chiến, phản công tiêu diệt địch, Sư đoàn 330 cùng các lực lượng vũ trang đã củng cố quyết tâm, giành quyền chủ động đánh địch trước khi chúng tấn công, đồng thời Sư đoàn sẵn sàng giúp nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot theo tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản trong sáng, phát huy truyền thống đoàn kết, liên minh chiến đấu chống ngoại xâm của hai dân tộc, nhân dân hai nước Việt Nam – Campuchia.
Theo Thanh Sang/TTXVN