Một trong những kho vũ khí xe tăng hiện đại và lớn nhất thế giới sẽ sớm thuộc về… Ba Lan. Sau khi chiến sự Nga-Ukraine nổ ra, chính phủ Ba Lan đang bắt tay vào việc nâng cấp các lực lượng mặt đất trị giá hàng tỷ đô la.
Chính phủ Ba Lan đã ký hợp đồng thương thảo với Sterling Heights, General Dynamics Land Systems có trụ sở tại Michigan để chế tạo 250 xe tăng chiến đấu chủ lực thuộc Chương trình tăng cường hệ thống M1A2 phiên bản 3 (SEPv3) Abrams.
Thương thảo này trị giá 1,15 tỷ USD, tương đương 4,6 triệu USD cho mỗi xe tăng. Đây mới chỉ là một phần của thỏa thuận trị giá 6 tỷ USD thậm chí còn lớn hơn bao gồm 26 xe bọc thép M88A2 Hercules, 17 xe cầu liên hợp M1110, 776 súng máy xe tăng và khoảng 33.000 đạn dược xe tăng.
Theo Defense News, những chiếc xe tăng đầu tiên sẽ đến vào năm 2025. Trong khi đó, Quân đội Hoa Kỳ đang cho Lực lượng Mặt đất Ba Lan mượn 28 xe tăng M1A2, được sử dụng tại Học viện Huấn luyện Xe tăng Abrams mới tại Khu vực Huấn luyện Biedrusko của Ba Lan.
M1A2SEPv3 là phiên bản mới nhất của xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams với hỏa lực nâng cấp, mức độ bảo vệ và cơ động vượt trội, có tính năng kỹ chiến thuật vượt xa những biến thể cũ M1A1 và M 1A2, thậm chí còn trội hơn cả T-90M Proryv-3 của Nga.
M1A2 SEPv3 được trang bị động cơ tua-bin khí Honeywell AGT1500 có công suất 1.500 mã lực. Nhờ vậy, xe có thể di chuyển với vận tốc 68 km/h trên địa hình bằng phẳng, với phạm vi hoạt động lên tới 425km. M1A2 SEPv3 có vũ khí chính là pháo nòng trơn M256 120mm, với điểm mới là hệ thống kết nối thông tin với đạn ALD cho phép kíp lái chủ động điều khiển thời gian đạn kích nổ để tối ưu khả năng tiêu diệt sinh lực đối phương ẩn nấp sau vật cản hoặc hầm hào. Hệ thống kiểm soát hỏa lực của xe tăng M1A2 SEP v3 cũng được nâng cấp nhằm kết hợp tốt hợp giữa các loại vũ khí. Tháp pháo của xe là loại có khả năng điều khiển từ xa, ngoài pháo chính còn có một súng máy 12,7mm và 2 súng máy 7,62mm.
Những công nghệ tối tân cho xe tăng chiến đấu chủ lực cũng sẽ xuất hiện trên M1A2 SEP v3 bao gồm lớp giáp uranium nghèo giúp chống chịu tốt hơn với các loại vũ khí chống tăng, đặc biệt là đạn xuyên giáp động năng.
Xe tăng M1A2 SEP v3 sẽ lần đầu tiên được trang bị tổ hợp phòng vệ chủ động Trophy-A nhập khẩu từ Israel. Hệ thống này có nhiệm vụ phát hiện và tự động ngăn chặn các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng.
Thỏa thuận với Mỹ được đưa ra sau một thỏa thuận thậm chí còn lớn hơn giữa Ba Lan và Hàn Quốc cho 980 xe tăng K2 Black Panther, 648 pháo tự hành K-9 Krab và 48 máy bay huấn luyện / chiến đấu hạng nhẹ tiên tiến FA-50. Ba Lan sẽ nhập khẩu lô đầu tiên gồm 180 xe tăng K2PL, với 800 xe tăng khác được sản xuất tại Ba Lan, với tên gọi "Wilk" ("Wolf").
Được phát triển bởi Hyundai, K2PL là phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực mới nhất của Hàn Quốc và cùng chủng loại với xe tăng Abrams của Mỹ. Giống như Abrams, K2PL cũng được trang bị vũ khí chính 120 mm, mặc dù nòng súng dài hơn.. K2PL được trang bị hệ thống nạp đạn tự động, giảm kíp lái xuống còn ba người. K2PL được bọc thép dày và bao gồm Hệ thống Bảo vệ Chủ động của Hàn Quốc, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa và tên lửa chống tăng đang bay tới. K2PL nặng 55 tấn, nhẹ hơn M1 Abrams 68 tấn.
Xe tăng M1A2 và K2PL sẽ thay thế xe tăng T-72 thời Chiến tranh Lạnh, xe tăng PT-91 Twardy mới hơn một chút và xe tăng Leopard 2PL trong biên chế Quân đội Ba Lan. Điều này sẽ đưa Ba Lan từ 972 xe tăng cũ lên 1.280 xe tăng mới. Ba Lan cũng có Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động Cao M142 (HIMARS) theo đơn đặt hàng, cũng như chiến đấu cơ F-35.
1.230 xe tăng mới sẽ dễ dàng biến hạm đội xe tăng của Ba Lan trở thành đội xe tăng lớn nhất và hiện đại nhất trong khối NATO Châu Âu. Vào những năm 2030, Ba Lan sẽ có nhiều xe tăng hơn so với Vương quốc Anh, Đức, Pháp, Hà Lan, Bỉ và Ý cộng lại. Nga, đối thủ chính của Ba Lan và là nhà khai thác xe tăng lớn nhất thế giới, có 2.800 xe tăng đang hoạt động trước khi chiến sự nổ ra, cùng với 10.000 xe tăng cũ khác đang được cất giữ. Tuy nhiên, Nga đã mất ít nhất khoảng 989 xe tăng tốt nhất của mình trong sáu tháng chiến sự. Quân đội Hoa Kỳ đứng thứ hai với 6.333 xe tăng, với khoảng một nửa trong số đó đang hoạt động. Đứng thứ ba là Trung Quốc với ước tính khoảng 5.800 xe tăng.
Theo Linh Chi/Dân Việt