Phòng không Ukraine vất vả đối phó UAV cảm từ từ Nga

Google News

Cách hiệu quả nhất để đối phó với các UAV cảm tử là sử dụng hệ thống phòng không tầm thấp hoặc vũ khí bộ binh - thay vì sử dụng các loại tên lửa phòng không đắt đỏ.

Loại UAV cảm tử Lancet từ Nga được coi là một loại vũ khí nguy hiểm, và có thể gây hậu quả nghiêm trọng trên chiến trường. Đây là một vấn đề quân đội Ukraine đang phải đau đầu giải quyết.

 

Suốt từ tháng 12/2022 tới nay, lực lượng vũ trang Ukraine đã thử nghiệm nhiều cách thức để đánh chặn UAV cảm tử từ phía Nga. Các chuyên gia nhận định rằng, cách hiệu quả và tiết kiệm nhất để đối phó với UAV cảm tử, là sử dụng vũ khí phòng không tầm thấm, hoặc thậm chí sử dụng vũ khí cá nhân.

Trước đó, Ukraine từng sử dụng tên lửa phòng không để tấn công UAV cảm tử, dù hạ được UAV, nhưng lại rất tốn kém vì tên lửa phòng không có giá lên tới vài trăm nghìn USD hay thậm chí cả triệu USD mỗi quả, trong khi đó UAV của phía Nga chỉ có giá vài chục nghìn USD mỗi chiếc.

Video được đăng tải đã mô tả một chiếc Lancet bị bắn hạ bởi súng phòng không ZU-23-2, hiện đang là một loại vũ khí “chống Lancer” khá hiệu quả. Ngoài ra, các binh lính Ukraine cũng có thể hạ Lancer bằng các loại súng trường.

UAV cảm tử Lancer do đơn vị sản xuất Nga ZALA sản xuất, và gồm 2 phiên bản. Phiên bản nhỏ gọn Lancet-1 có trọng lượng 5kg, mang theo đầu đạn nổ 1kg và có thời gian hoạt động tối đa 30 phút cùng tầm hoạt động 40km. Phiên bản Lancet-3 có trọng lượng lên tới 12kg, có thể mang từ 3kg – 5kg đầu đạn nổ và có tầm hoạt động tối đa 70km.

Và dù có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 300km/h khi tấn công mục tiêu, loại UAV này vẫn có thể bị bắn hạ bởi các súng ZU-23-2 bởi Lancer chỉ có tốc độ di chuyển trung bình từ 80km/h tới 110km/h.

 

Hoàng Anh