Các cơ quan tư vấn của Mỹ và các ấn phẩm ngoại giao chỉ ra rằng, khi Quân đội Nga thay đổi chiến thuật và tăng cường khả năng phòng không, các máy bay không người lái (UAV) của Ukraine ngày càng trở nên khó hoạt động, điều này khiến Mỹ phải thay đổi hướng hỗ trợ quân sự và tập trung vào pháo binh và hỏa lực phòng không.
|
Ảnh: Một trận địa tên lửa phòng không tầm xa S-300 của Nga triển khai tại biên giới Ukraine. Nguồn Sputnik |
Theo Tạp chí Không quân của Mỹ, máy bay không người lái vũ trang TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, đã đóng một vai trò quan trọng trong những ngày đầu của cuộc chiến, được cho là đã phá hủy một số xe tăng và pháo của Nga.
Thành công của Ukraine trong sử dụng UAV cũng khiến Mỹ có ý định tăng cường hơn nữa các vũ khí tương tự. Mỹ đã hỗ trợ hơn 800 UAV, bao gồm cả máy bay trinh sát không người lái RQ-20 Puma và UAV tự sát Switchblade.
|
Ảnh: Vũ khí chống tăng do Mỹ, Anh viện trợ đã không còn phát huy được lợi thế khi quân Nga thay đổi chiến thuật. Nguồn Sina |
Trong khi đó các loại vũ khí chống tăng như Javelin của Mỹ hay NLAW của Anh, phát huy tốt trong giai đoạn đầu cuộc chiến, nhưng giờ “câm như hến”, khi Quân đội Nga thay đổi chiến thuật, chủ yếu dùng pháo binh bắn phá.
Bên cạnh đó, Quân đội Nga không đưa hàng đoàn xe tăng, xe cơ giới tại các trục đường độc đạo, để các tổ diệt tăng cơ động của Ukraine có cơ hội tiêu diệt.
|
Ảnh: UAV TB 2 của Thổ Nhĩ Kỳ, đã phát huy tốt trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Nguồn Sina |
Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington gần đây đã chỉ ra rằng, việc bổ sung các hệ thống phòng không và tác chiến điện tử của Nga ở miền đông Ukraine, đã ngày càng hạn chế tính hữu dụng UAV của Ukraine.
|
Ảnh: Một trận địa tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga. Nguồn Sputnik |
Tạp chí "Foreign Policy" tiết lộ rằng, Nga đã triển khai thêm nhiều hệ thống phòng không tầm xa như S-300 và S-400 và hệ thống tác chiến điện tử mạnh, gần biên giới của Ukraine, để làm suy yếu lợi thế về máy bay không người lái của Ukraine.
Mặc dù Lầu Năm Góc từ chối bình luận về thông tin liên quan, nhưng Tạp chí Không quân của Mỹ chỉ ra rằng, sự hỗ trợ quân sự gần đây của Mỹ và các đồng minh đã thực sự thay đổi; trọng tâm đã chuyển sang các loại vũ khí hạng nặng như pháo binh mà Ukraine đang rất cần; nhất là chiến trường phía đông.
|
Ảnh: Một khẩu pháo lựu M777 của Quân đội Ukraine khai hỏa ở mặt trận Donbass. Nguồn Sina |
Ví dụ, cho đến nay Mỹ đã cho viện trợ 126 khẩu pháo lựu 155mm M777 và 8 hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) M142, một số trong số đó đang tham chiến đấu trong lực lượng Quân đội Ukraine.
Ngoài ra, Mỹ cũng đang tiếp tục nghiên cứu cách thức hỗ trợ Ukraine xây dựng khả năng phòng không; Tư lệnh Không quân Mỹ Frank Kendall ngày 24/6 đã chỉ ra rằng, Không quân Nga phần lớn "vắng mặt" trong cuộc chiến, vì Ukraine khá thành công trong thực hiện chiến thuật tác chiến phòng không.
Tiến Minh