Nhận định trên vừa được ông Igor Korotchenko, người đứng đầu Trung tâm Phân thích thương mại Vũ khí toàn cầu ở Moscow cho biết trên tờ Sputniknews ngày 3/4/2015.
Phân tích này đưa ra trong bối cảnh, các nhà đàm phán từ Iran, Mỹ và các cường quốc khác trên thế giới đã đạt được thỏa thuận vào hôm 2/4/2015 về khung thỏa thuận cuối cùng để hạn chế chương trình hạt nhân của chính quyền Tehran.
|
Tên lửa phòng không S-300 hàng khủng của Nga. |
Phía Iran đã đồng ý về mặt nguyên tắc chấp nhận những hạn chế đáng kể đối với các cơ sở hạt nhân ít nhất trong một thập kỷ tới và sẽ trình lên thanh tra quốc tế. Đổi lại, các lệnh trừng phạt kinh tế mà Mỹ và EU đang áp đặt đối với Cộng Hòa Hồi giáo Iran sẽ được dỡ bỏ.
Không dừng lại ở đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov còn cho rằng, ngay cả lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đang áp đặt đối Iran cũng nên dỡ bỏ khi nước này đã thực hiện thỏa thuận hạn chế hạt nhân.
Đồng quan điểm, chuyên gia Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Phân tích thương mại Vũ khí toàn cầu cho biết: “Dỡ bỏ các trừng phạt đối với Iran, nên bao gồm cả việc bỏ cấm vận mua bán vũ khí, đó sẽ là một việc hoàn toàn hợp lôgíc”.
Chuyên gia Igor Korotchenko lưu ý, một khi lệnh cấm vận vũ khí được tháo bỏ, một trong những hợp đồng quan trọng nhất đối với Nga đó là việc bán các tên lửa đã qua cải tiến S-300 cho Iran. Đây vốn là một hợp đồng đã phải ngưng lại do lệnh cấm vận dù rằng phía Moscow và Tehran đã đạt được thỏa thuận.
Cụ thể vào năm 2007, Nga đã ký hợp đồng bán cho Iran các tổ hợp tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD. Nhưng chính quyền Mosow đã phải đình chỉ hợp đồng này vào năm 2010 sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ra nghị quyết cấm vận mua bán vũ khí đối với Iran do chương trình hạt nhân của nước này đang gây ra nhiều tranh cãi.
Ngay sau đó, Iran đã kiện Tập đoàn xuất khẩu vũ khí quốc doanh Rosoboronexport ra Tòa án Hòa giải và Phân xử thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE) ở Geneva. Phía Moscow cuối cùng đã đưa ra đề xuất chuyển các hệ thống tên lửa Antei-2500 cho Iran vào thời gian sau đó.
Tuy nhiên, phía Tehran đã từ chối và tiếp tục yêu cầu Nga phải thực hiện hợp đồng cũ.
Văn Biên