|
Lính Mỹ luyện tập phóng tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger. Nguồn CNN
|
Nói về vũ khí và thiết bị do Mỹ, "siêu cường" duy nhất trên thế giới phát triển, thì các chỉ số hoạt động của nó nói chung là hàng đầu thế giới và không thể chối cãi. Những vũ khí, trang bị do Mỹ sản xuất cũng đồng nghĩa với "hiện đại, chất lượng cao" trong giới công nghiệp quốc phòng thế giới.
Tuy nhiên, ngay cả ngày nay khi trình độ công nghiệp của con người đã phát triển như vậy, sản xuất công nghiệp quốc phòng ở Mỹ vẫn không thể tách rời hoàn toàn khỏi quy trình thủ công. Tức là vẫn phải dựa vào sự khéo léo và kinh nghiệm của công nhân trong một số quy trình.
Theo một thông tin trên tờ “Defense One” của Mỹ, gã khổng lồ vũ khí Raytheon, nhà cung cấp tên lửa lớn nhất của Mỹ, đang phải triệu hồi những công nhân tay nghề cao đã nghỉ hưu, nhiều người trong số họ đã trên 70 tuổi. Mục đích là để cho những "những ông già có kinh nghiệm" giúp các nhân viên hiện tại của công ty, tiếp tục sản xuất tên lửa phòng không vác vai Stinger.
|
Các công nhân Mỹ sản xuất tên lửa có điều khiển M31 cho hệ thống HIMARS. Nguồn Lockheed Martin
|
Về nguyên nhân tại sao phải đưa những người già đã nghỉ hưu nhiều năm này trở lại sản xuất, lý do rất đơn giản - tên lửa "Stinger" đã ngừng sản xuất 20 năm, và một bộ phận đáng kể quy trình sản xuất vẫn dựa vào lao động thủ công.
Không khó để tưởng tượng rằng đối với loại tên lửa đã ngừng sản xuất 20 năm này, nhu cầu lớn nhất hiện nay là chiến trường Ukraine; nó là một trong số ít vũ khí trong tay quân đội Ukraine có thể tấn công máy bay chiến đấu Nga thực hiện nhiệm vụ ở độ cao thấp.
Có lẽ ngay cả những lãnh đạo cấp cao của công ty "Raytheon" cũng không bao giờ nghĩ rằng, loại tên lửa ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh và đã ngừng sản xuất 20 năm này, lại có được cơ hội "hồi xuân” do xung đột giữa Nga và Ukraine. Loại tên lửa này bỗng chốc trở thành "ngôi sao" thu hút mọi tầng lớp xã hội chú ý, thậm chí còn kiếm bộn tiền.
|
Tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất. Nguồn Raytheon
|
Về phần tại sao không thể hoàn toàn từ bỏ quy trình lao động thủ công trong quá trình sản xuất tên lửa "Stinger", thì đây là điều hết sức bình thường.
Không chỉ sản xuất tên lửa Stinger từ thời Chiến tranh Lạnh, mà ngay cả quy trình sản xuất, lắp ráp nhiều loại vũ khí, khí tài với công nghệ hiện đại ngày nay cũng không thể hoàn thiện 100% bằng dây chuyền lắp ráp máy móc; cũng như khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng, v.v. ., vẫn phải thực hiện thủ công.
Về phần công ty "Raytheon", mặc dù giữ được toàn bộ bản vẽ và dây chuyền sản xuất tên lửa "Stinger", nhưng khoảng cách 20 năm dừng sản xuất, nên giờ vẫn cần phải những công nhân có thể vận hành những dây chuyền này và biết kiểm tra những sản phẩm ra khỏi dây chuyền sản xuất.
|
Một dây chuyền sản xuất tên lửa của công ty Raytheon. Nguồn Raytheon
|
Trước nhu cầu “không đáy” của chiến trường Ukraine, việc trưng dụng một số lượng lớn công nhân đã nghỉ hưu trong nhiều năm, vừa đáp ứng yêu cầu sản xuất, đồng thời là chuyên gia hướng dẫn cho những công nhân trẻ, đã trở thành lựa chọn tối ưu của công ty Raytheon.
Có lẽ đã đến lúc cũng phải chỉ ra “điểm yếu” của lực lượng Không quân chiến thuật Nga. Phải biết rằng tên lửa phòng không vác vai Stinger, mặc dù là tên lửa cơ động phòng không vác vai thế hệ thứ hai có hiệu suất tốt, nhưng cũng là sản phẩm ra đời mấy chục năm trước.
Tuy nhiên, loại tên lửa phòng không vác vai do Mỹ sản xuất này, mặc dù đã lạc hậu về tính năng từ lâu, lại có thể "tỏa sáng rực rỡ" trong cuộc xung đột Nga-Ukraine và bắn hạ thành công nhiều máy bay chiến đấu cánh cố định, trực thăng, UAV của Nga.
|
Máy bay chiến đấu Su-35 của Nga bị tên lửa vác vai của Ukraine bắn rơi. Nguồn AFP |
Có nhiều nguyên nhân về việc máy bay chiến đấu của Nga bị tên lửa phòng không tầm thấp bắn rơi, trong đó các biện pháp đối phó điện tử của Nga đối với tên lửa phòng không chưa thật tốt.
Cùng với đó là việc thiếu nghiêm trọng vũ khí tấn công chính xác tầm xa trang bị cho các máy bay chiến đấu Nga. Kết quả là dù sở hữu nhiều máy bay chiến đấu hiện đại thế hệ 4, nhưng chúng vẫn phải sử dụng bom thường, nên phi công phải mạo hiểm bay thấp để cắt bom và trở thành mục tiêu của tên lửa phòng không vác vai.
|
Quân đội Ukraine vận chuyển tên lửa FIM-92 Stinger do Mỹ sản xuất và các thiết bị hỗ trợ quân sự khác tại Kiev vào ngày 13/2. Nguồn AFP
|
Từ góc độ này, việc nối lại sản xuất loại Stinger đã ngừng 20 năm và được coi là vẫn có thể sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Nhưng hiện tại tình hình đã hoàn toàn khác, khi Không quân Nga đưa các loại bom lượn có điều khiển vào sử dụng từ tháng 2 năm nay, khiến các loại tên lửa phòng không tầm thấp của Ukraine không còn phát huy nhiều tác dụng.
Tiến Minh (theo Defence One, CNN)