|
Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Ai Cập |
Cái giá phải trả cho sự “xoay trục” của Ai Cập
Từ đầu những năm 1950 cho đến giữa những năm 1970, Quân đội Ai Cập là khách hàng ưu tiên của một số vũ khí mới nhất mà Liên Xô có và đều mới được xuất khẩu, như tên lửa đạn đạo Scud B hay máy bay chiến đấu MiG-23.
Điều này đã thay đổi từ sau năm 1975, khi chính quyền của Tổng thống Anwar Sadat thực hiện “xoay trục” khỏi Liên Xô và hướng về phương Tây, bao gồm cả việc chuyển giao bất hợp pháp những vũ khí hiện đại nhất của Liên Xô bán và viện trợ cho Ai Cập để Mỹ nghiên cứu và bắt đầu mua vũ khí trang bị của phương Tây.
|
Ảnh: Tổng thống Anwar Sadat và chiến đấu cơ MiG-23 của Không quân Ai Cập |
Sự thay đổi này của Ai Cập phải trả một cái giá đáng kể; nếu trước kia, Ai Cập đã được trang bị các loại vũ khí Liên Xô gần như là loại hiện đại nhất; thì với tư cách là khách hàng phương Tây, Ai Cập đã bị hạn chế mua vũ khí hiện đại và nếu có, chỉ là vũ khí hạng hai, với tính năng bị hạn chế.
Một ví dụ nổi bật là việc Ai Cập cố gắng mua máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không hạng nặng F-15 Eagle của Mỹ. Trước đó, loại vũ khí này, đã được Mỹ đã cung cấp cho Israel, Ả Rập Xê-út và chào bán cho Iran; nhưng Washington “đã nói không” với Ai Cập và chỉ bán chiến đấu cơ F-16 nhẹ hơn và có tính năng kém hơn.
|
Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Ai Cập |
Ngược lại, với tư cách là đồng minh của Liên Xô, Ai Cập là khách hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Syria, khi nhận được những chiếc MiG-23 mới nhất.
Và khi Ai Cập xoay trục sang phương Tây, thì trong thập kỷ tiếp theo, Syria đã trở thành một trong những khách hàng đầu tiên của hệ thống phòng không S-200, máy bay chiến đấu MiG-29 và máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 Foxbat; những chiến đấu cơ đã chứng tỏ khả năng đối đầu với F-15 của Mỹ trong giao tranh.
|
Ảnh: Chiến đấu cơ F-15 dẫn đầu đội hình hai chiếc F-16 |
Mỹ bán cho Ai Cập F-16 bị cắt giảm tối đa tính năng
Chiến đấu cơ F-16 là máy bay chiến đấu hạng nhẹ giá rẻ, tuy nhiên những chiếc F-16 đang đang trong biên chế Không quân Ai Cập lại có tính năng kém hơn đáng kể so với những phiên bản được xuất khẩu cho hầu hết các khách hàng khác như Morocco, Israel hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.
Đặc biệt là hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của F-16 mà Mỹ xuất cho Ai Cập, đã bị hạ cấp đáng kể so với các mẫu F-16 xuất khẩu tiêu chuẩn; và các loại vũ khí mà F-16 của Ai Cập được Washington cho phép trang bị, đã bị cắt giảm tối đa tính năng, khiến chúng không có khả năng đối phó với đối thủ ngang hàng.
|
Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Ai Cập |
Kết quả là F-16 của Ai Cập không thể sử dụng tên lửa để tấn công các mục tiêu mặt đất hoặc tàu mặt nước và chỉ sử dụng được bom thường để tấn công; điều này khiến những phi công của F-16 Ai Cập không dám bay vào những khu vực có hỏa lực phòng không mạnh của đối phương.
Còn trong nhiệm vụ không chiến, F-16 của Ai Cập chỉ được trang bị tên lửa không đối không AIM-7 có phạm vi tác chiến rất ngắn (khoảng 70km). Trong khi đó biến thể AIM-120 mới nhất của Mỹ có tầm bắn 160-180km đối với; PL-15 của Trung Quốc từ 200-300km, còn R-37M của Nga đối là 400km.
|
Ảnh: Tên lửa không đối không AIM-7 |
Tính năng của tên lửa không đối không khiến các đơn vị F-16 của Ai Cập có phạm vi tác chiến ngắn và phi công Ai Cập phải tiếp cận gần mục tiêu và điều này đặt các F-16 của Ai Cập vào tình thế bất lợi.
Chưa hết, tên lửa AIM-7P không chỉ có tốc độ chậm hơn so với các tên lửa hiện đại, mà còn sử dụng radar bán chủ động lạc hậu. Để lái tên lửa đến mục tiêu, yêu cầu phi công cần khóa chết mục tiêu và chiếu xạ radar liên tục từ máy bay phóng tên lửa; điều này rất nguy hiểm cho F-16 của Ai Cập.
Trái ngược với máy bay được trang bị tên lửa AIM-120, sử dụng radar phát sóng chủ động của tên lửa, nên phi công sau khi khóa được mục tiêu, chỉ nhấn nút cho tên lửa bay đi theo kiểu “phóng và quên” và tên lửa tự dẫn đường đến mục tiêu.
|
Ảnh: Tên lửa không đối không AIM-7 (trên) và AIM-120 (dưới) |
Trong khi đó, các nước láng giềng phía nam của Ai Cập là Sudan, mặc dù khả năng tác chiến trên không của họ còn kém xa so với trình độ hiện đại; tuy nhiên khả năng tên lửa không đối không vẫn là một thế hệ đi trước, khi họ được trang bị chiến đấu cơ MiG-29, được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-77 của Nga với tầm bắn 110km và radar chủ động dẫn đường tương tự như AIM-120 của Mỹ.
Ethiopia là một quốc gia không có biên giới với Ai Cập, nhưng nhiều lần bị Ai Cập đe dọa tấn công vì tranh chấp nguồn nước sông Nin; không quân của Ethiopia được trang bị chiến đấu cơ Su-27 cùng tên lửa R-27 với tầm bắn 130km, gấp đôi AIM-7 của Ai Cập; một lần nữa mang lại lợi thế áp đảo.
Cả máy bay chiến đấu của Sudan và Ethiopia đều có thể bay cao hơn và nhanh hơn đáng kể để phóng tên lửa so với máy bay F-16 của Ai Cập, điều này càng củng cố thêm lợi thế của chúng.
|
Ảnh: So sánh kích thước F-16 và Su-27/30 |
Số máy bay F-16 của Ai Cập trong nhiều thập kỷ đã đều kém tính năng so với MiG-25 Foxbats hạng nặng của nước láng giềng Libya ở phía tây và F-15 của Israel ở phía đông. Với MiG-25 đã được chững minh hoàn toàn có thể “bắt chết” các máy bay chiến đấu F-16 được trang bị AIM-7 của Ai Cập.
Ngay cả khi không tính đến những chiếc F-15 hiện đại nhất của Israel, thì những chiếc F-16 của Không quân Israel có tính năng (nhất là hệ thống điện tử hàng không) vẫn vượt xa các đối thủ Ai Cập và trái ngược hẳn với những chiếc F-16 đã xuống cấp trong biên chế Ai Cập.
Sự lạc hậu của tên lửa AIM-7, đồng nghĩa với việc khó khăn khi gặp bất kỳ hệ thống tác chiến điện tử hiện đại nào; đặc biệt khi mục tiêu của chúng, là một quốc gia đã “rất quen thuộc” với các loại vũ khí như vậy như Israel, khi trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Israel phụ thuộc rất nhiều vào tên lửa AIM-7.
|
Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 với ba tên lửa AIM-120 |
Vì vậy trên lý thuyết, các chiến đấu cơ F-16 của Ai Cập dường như là một vũ khí nguy hiểm nhất, nhưng bản chất của những chiếc máy bay chiến đấu này có thể là những chiếc F-16 tồi tệ nhất trên thế giới; ngoại trừ một số chiếc chiếc F-16 trong Không quân Venezuela.
Còn số máy bay chiến đấu Mirage 2000 mà Pháp bán cho Ai Cập cũng không khá hơn, khi chỉ được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn MICA và và sau đó ngăn cản Ai Cập tiếp cận với tên lửa Meteor trên máy bay chiến đấu Rafale.
Như vậy, tiếng là sở hữu cả hai loại chiến đấu cơ hiện đại hạng nhẹ hàng đầu của phương Tây, nhưng khả năng tác chiến trên không của Không quân Ai Cập trong mấy thập kỷ “xoay trục” sang phương Tây, dường như không đáng kể.
|
Ảnh: Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Israel
|
Ai Cập trên đường tìm lại ánh hào quang
Mọi việc chỉ thực sự xoay chuyển khi Ai Cập bắt đầu trang bị các phi đội máy bay chiến đấu với khả năng không đối không thực sự từ năm 2015, sau khi có sự thay đổi trong chính phủ ở Cairo năm 2013, dẫn đến việc không mua vũ khí phương Tây, mà mua máy bay chiến đấu MiG-29M, Su-35 và hệ thống phòng không S-300V4 của Nga.
|
Ảnh: So sánh kích thước F-16 và Su-27/30 |
Không quá lời khi nói rằng, 46 máy bay chiến đấu MiG-29M của Ai Cập, được trang bị tên lửa R-77-1 hiện đại với tầm bắn 110km, được dẫn đường bằng radar chủ động, cung cấp khả năng tác chiến trên không mạnh hơn nhiều so với tất cả 200 chiếc F-16 đã xuống cấp mà Ai Cập trước đây phải phụ thuộc.
Mặc dù chiến đấu cơ hạng nặng Su-35, tình trạng giao hàng vẫn chưa chắc chắn, nhưng chiến đấu cơ này có khả năng không chiến mạnh hơn với tên lửa K-77M có tầm bắn đến 200km và tên lửa R-37M tầm bắn 400km.
|
Ảnh: Chiến đấu cơ Su-35 của Không quân Ai Cập |
Trên thực tế, mặc dù đã thực hiện chính sách “xoay trục” mạnh mẽ sang phương Tây, nhưng Ai Cập chỉ là “đồng minh thứ cấp” so với các đồng minh lâu năm của Mỹ và phương Tây trong khu vực như Israel, Ả Rập Xê Út hay Qatar.
Những vũ khí mà phương Tây bán cho Ai Cập đã bị cắt giảm tối đa tính năng, không khác gì "hổ bị cắt hết vuốt, bẻ hết nanh", nên trông có vẻ oai hùm, nhưng sức mạnh thì rất hạn chế. Mục đích của phương Tây là không cho Ai Cập có sức mạnh quân sự toàn diện, nhằm khống chế nước này trên bản đồ địa chính trị của khu vực.
|
Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29 và F-16 của Không quân Ai Cập |
Tiến Minh