Đây là 2 trong số 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya được đóng tại Tổng công ty Ba Son thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng (TCCNQP), theo gói hợp đồng 6 chiếc đầu tiên giữa Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và Quân chủng Hải quân (QCHQ).
Từ năm 2009, Tổng công ty Ba Son đã đảm nhận việc đóng mới loạt 6 tàu tên lửa lớp Project 12418 Molniya cho Hải quân Việt Nam trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ từ các đối tác của Nga.
|
Với tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya mới được biên chế Hải quân Việt Nam đã hoàn tất việc trang bị biên đội tàu tấn công nhanh Molniya 8 năm nay triển khai. |
Trước đó, Tổng công ty Ba Son đã hoàn tất việc đóng mới 6 chiếc tàu tên lửa Molniya Project 12418 trong nước với sự hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ nhà máy Vympel, Nga. Việc chế tạo này nằm trong gói hợp đồng trị giá khoảng 1 tỷ USD cho việc đóng, cung cấp và chuyển giao công nghệ đối với 8 tàu tên lửa Molniya cho Hải quân Việt Nam, 2 chiếc được đóng tại Nga và 6 chiếc được đóng tại Việt Nam. Cặp tàu cuối cùng đóng ở Việt Nam của hợp đồng này đã được hạ thủy vào ngày 14/4/2016.
Hiện tại, tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 3 của Hải quân Việt Nam cũng đang trên đường về nước sau khi rời khỏi cảng Novorossiysk hôm 8/9 vừa rồi, dự kiến sẽ về đến Việt Nam vào giữa tháng này. Còn chiếc Gepard thứ 4, tàu cuối cùng trong tổng số bốn chiếc Gepard mà Hải quân Việt Nam đặt mua từ Nga cũng sẽ được nhà máy đóng tàu Zelenodolsk bàn giao trong tháng 11 này.
|
Hình ảnh tàu Gepard thứ 3 của Việt Nam rời cảng Novorossiysk trên đường về nước hôm 8/9. Nguồn ảnh: bmpd.livejournal |
Với việc hoàn tất trang bị biên đội 6 tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya và 4 tàu hộ vệ tên lửa Gepard trong năm nay, Hải quân Việt Nam bước đầu đã hoàn tất việc xây dựng cho mình biên đội tàu chiến mặt nước hiện đại bậc nhất khu vực Đông Nam Á.
Trà Khánh