Ba thập kỷ trước, quân đội Đức có khoảng 500,000 quân, hơn 2,000 xe tăng và gần 1,000 máy bay tiêm kích – một con số đáng nể khi nước này chuẩn bị cho Chiến tranh Lạnh.
Với sự sụp đổ của Liên minh Soviet, Đức đã bắt đầu cắt giảm lực lượng quân sự, bãi bỏ ràng buộc và tái cơ cấu nhân sự nhằm theo đuổi một mục đích mới: các nhiệm vụ can thiệp nhanh chóng ngoài lãnh thổ với các lực lượng đặc biệt. Trong trật tự thế giới mới, các thương vụ, ngoại giao và hỗ trợ kinh tế mới là điều đảm bảo an ninh quốc gia, trong khi xe tăng, tiêm kích và chiến hạm chỉ còn là những phương tiện tốn kém.
|
Súng trường được sản xuất bởi Đức
Ảnh: Bloomberg |
Tuy nhiên, sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine ngày 24/2 vừa qua, Đức đã phải bàng hoàng nhận ra thực tế sau nhiều năm tối giản quân sự. Biên giới nước này chỉ cách Ukraine một nước, và chỉ có một nửa trong số 289 xe tăng Leopard 2 đang còn hoạt động. Ước tính, lượng đạn Đức sở hữu hiện tại chỉ đủ cho ba ngày chiến sự nếu bị tấn công.
Hai ngày sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Thủ tướng Đức, ông Olaf Scholz đã tổ chức cuộc họp khẩn tại Berlin về quyết định lớn nhất của nước này kể từ Thế chiến thứ Hai. Đức đã quyết định sẽ tái thiết lực lượng quân sự của mình với quỹ đầu tư 100 tỷ Euro và sử dụng ít nhất 2% GDP nước này vào mục đích quân sự trong các năm tới – đi ngược lại thái độ ngó lơ lời khuyên này từ NATO trước đây.
Để thay thế máy bay chiến đấu Tornado đã 30 năm tuổi, nước này dự định sẽ mua 36 tiêm kích F-35 từ Mỹ và 15 chiếc Eurofighter. Đây là một quyết định thần tốc với Đức, nổi tiếng với các quy trình phức tạp. Ngay cả với khoản đầu tư khổng lồ, sẽ mất nhiều năm để Đức có thể sở hữu lực lượng quân sự đủ mạnh.
Hiện tại, nước này thậm chí còn nằm dưới Ai Cập và Indonesia về năng lực quân sự, dựa theo Mục lục Hỏa lực Thế giới. Một đơn hàng thay thế đạn xe tăng cũng mất khoảng 7 tháng để hoàn thành, và việc mua xe bọc thép cũng có thể mất tới 10 năm, Rheinmetall AG, hãng thiết bị quân sự lớn nhất tại Đức cho biết.
Các nhà thầu quân sự Đức, chuyên cung cấp các thiết bị như xe tăng và xe bọc thép sẽ được hưởng lợi từ quyết định này. Với vị trí của mình trong NATO, Đức sẽ sản xuất xe tăng, lính đánh bộ và vận chuyển, trong khi các thiết bị phòng không và hàng hải sẽ do Mỹ và UK cung cấp.
Rheinmetall sẽ có doanh thu khoảng 42 tỷ Euro trong 10 năm tới, và KNDS – nhà sản xuất xe tăng Leopard 2 – sẽ có doanh thu khoảng 20 tỷ Euro. Các nhà đầu tư hiện cũng đang quan tâm đặc biệt tới mảng này. Theo đó, giá trị cổ phiếu của Rheinmetall đã tăng hơn gấp đôi từ đầu năm nay.
Tuy nhiên không phải tất cả khoản đầu tư khổng lồ này đều đổ vào túi các nhà thầu Đức. Các nhu cầu của Đức gấp rút tới mức họ không thể chờ phát triển các hệ thống vũ khí mới, mà phải chọn từ các vũ khí có sẵn, thường được sản xuất ngoại quốc như tiêm kích F-35 từ Mỹ. Sở hữu F-35 là tối quan trọng với các ràng buộc từ NATO về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Thêm vào đó, trực thăng chuyên chở Boeing CH-47 và Lockheed CH-53K cũng đang được cân nhắc đầu tư.
Nhiều năm nay, suy nghĩ về một cuộc chiến trang truyền thống với lực lượng khổng lồ đã được Đức coi là tư duy của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ngoài ra, nước này cũng ưu tiên phát triển thương mại hơn, và dựa vào các đồng minh NATO làm biện pháp bảo an.
Hoàng Anh (Theo Bloomberg)