Chiến hạm Ivan Rogov: Biểu tượng mới của sức mạnh hải quân Nga

Google News

Hình ảnh vệ tinh mới công bố đã hé lộ những bước tiến thần tốc trong việc xây dựng tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn Ivan Rogov tại Nhà máy đóng tàu Zaliv ở bán đảo Crimea.

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga
Tàu đổ bộ tấn công này là một trong hai chiếc thuộc Đề án 23900, được Nga đặt kỳ vọng sẽ tăng cường đáng kể năng lực hải quân, đặc biệt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt kinh tế và cuộc xung đột tại Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. 

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-2
Hình ảnh chụp giữa tháng 3 cho thấy phần thân tàu đã hoàn thiện với chiều dài lên tới 220 mét và rộng 40 mét — một bước nhảy vọt so với những bức ảnh hồi tháng 7/2024 khi mới chỉ dựng xong khung cơ bản. Tàu đổ bộ Ivan Rogov được thiết kế để chở tới 15 trực thăng, 900 lính thủy đánh bộ cùng nhiều trang thiết bị quân sự, cho phép Nga triển khai đồng thời quân, phương tiện và hỗ trợ đường không trong một chiến dịch đổ bộ tổng lực. 

 

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-3
 Với lượng choán nước tới 30.000 tấn, Ivan Rogov vượt xa tàu tuần dương Moskva — từng là soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga — vốn chỉ dài 186 mét và choán nước 11.490 tấn trước khi bị đánh chìm vào tháng 4/2022. Ivan Rogov còn có khả năng chở 75 xe bọc thép, ba tàu đổ bộ và nhiều trực thăng vận tải, tấn công như Ka-29 hay Ka-52K.

 

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-4
Nga ước tính chi phí đóng tàu khoảng 100 tỷ ruble (khoảng 1,3 tỷ USD thời điểm đặt kỳ năm 2020), cho thấy mức độ đầu tư lớn nhằm phục hồi sức mạnh hải quân. Điều đặc biệt gây chú ý là tốc độ thi công: chỉ trong chưa đầy một năm, từ khung sườn ban đầu, Ivan Rogov đã gần hoàn thiện phần cấu trúc. 

 

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-5
Điều này đặt ra câu hỏi lớn về năng lực đóng tàu của Nga dưới sức ép cấm vận. Nhà máy Zaliv, vốn là trung tâm đóng tàu lớn từ thời Liên Xô, từng bị hạn chế nghiêm trọng bởi các lệnh trừng phạt từ năm 2014 sau khi Crimea bị sáp nhập. Các biện pháp cấm vận cản trở Nga tiếp cận công nghệ tiên tiến, vật liệu và nguồn vốn quốc tế. Tuy nhiên, với Ivan Rogov, Nga dường như đã thích ứng đáng kinh ngạc — hoặc đã tái phân bổ nguồn lực nội địa hiệu quả. 

 

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-6
Một số chuyên gia nhận định Nga có thể đã đẩy mạnh sản xuất trong nước, từ thép cường độ cao đến áp dụng kỹ thuật đóng tàu mô-đun, giúp tăng tốc tiến độ. Một giả thuyết khác cho rằng Nga có thể đang lách lệnh cấm vận bằng cách mua linh kiện qua nước thứ ba, dù chưa có bằng chứng rõ ràng từ hình ảnh vệ tinh. 

 

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-7
So với tàu đổ bộ lớp America của Hải quân Mỹ — vốn mất từ 4–5 năm từ khi đặt kỳ đến khi biên chế — tiến độ của Ivan Rogov nếu duy trì được có thể đưa nó vào hoạt động sớm nhất vào cuối năm 2026 hoặc đầu 2027. Một thành tích ấn tượng, cho thấy hoặc là sự sáng tạo, hoặc là sự cấp bách chiến lược. 

 

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-8
Thời điểm hoàn thiện Ivan Rogov cũng mang ý nghĩa chiến lược sâu sắc. Các tàu đổ bộ tấn công là công cụ thể hiện sức mạnh tấn công, cho phép áp sát bờ biển, đổ bộ quân và hỗ trợ hỏa lực từ trên không. Trong bối cảnh Hạm đội Biển Đen Nga chịu nhiều tổn thất do máy bay không người lái và tên lửa Ukraine, Ivan Rogov có thể giúp Nga lấy lại phần nào ưu thế. 

 

Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-9
Ngoài Biển Đen, con tàu này còn phù hợp với tham vọng mở rộng hiện diện hải quân ở Bắc Cực — nơi băng tan mở ra các tuyến hàng hải mới — và Địa Trung Hải, nơi Nga duy trì căn cứ hải quân Tartus tại Syria. Với khả năng như một trung tâm chỉ huy di động, Ivan Rogov nằm trong chiến lược dài hạn của Tổng thống Vladimir Putin nhằm phục hồi tầm vóc toàn cầu của Hải quân Nga. 



Chien ham Ivan Rogov: Bieu tuong moi cua suc manh hai quan Nga-Hinh-10
So với lớp tàu đổ bộ Ivan Rogov thời Liên Xô những năm 1970, vốn chỉ chở được bốn trực thăng và choán nước 14.000 tấn, dự án 23900 là một bước nhảy vọt. Nó phản ánh bài học từ các cuộc xung đột hiện đại, nơi tốc độ triển khai lực lượng và hỗ trợ trên không quyết định thắng bại.
Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Nga, tehnoomsk.ru, wikipedia
Dương Ngân