Cách đây 55 năm, cuộc chiến này đã thay đổi thế giới

Google News

Ngày 5/6/1967, cuộc Chiến tranh Trung Đông lần thứ ba bùng nổ; cuộc chiến đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới và khu vực; để lại nhiều bài học lịch sử.

Cach day 55 nam, cuoc chien nay da thay doi the gioi
 

Cuộc Chiến tranh Trung Đông lần thứ ba hay còn gọi là “Chiến tranh tháng Sáu” hay “Chiến tranh sáu ngày”; đó là một cuộc "chiến tranh chớp nhoáng (blitzkrieg)" và có tác động sâu sắc đến tình hình thế giới và khu vực.

Máy bay chiến đấu, xe tăng tấn công dữ dội và toàn bộ bờ biển phía đông của Địa Trung Hải rực lửa. Chiến tranh đã thay đổi hoàn toàn Trung Đông và thế giới.

Israel phủ đầu

Tình hình Trung Đông trước chiến tranh vốn đã rất căng thẳng. Lực lượng không quân Israel và Syria thường xuyên đụng độ, làm 6 máy bay chiến đấu của Syria bị bắn hạ. Ai Cập tiếp quản vị trí của lực lượng khẩn cấp LHQ và phong tỏa eo biển Tiran. Jordan bàn giao quân đội cho Ai Cập chỉ huy, tiếp theo là Iraq.

Điều này khiến Israel nhận ra rằng, an ninh quốc gia của họ đang ở trong tình trạng “cực kỳ nguy hiểm”, và liên quân Ả Rập có thể tấn công bất cứ lúc nào.

Do Israel bị bao vây bởi thế giới Ả Rập và sự thua kém về quân số của Israel so với liên quân Ả Rập; nên một khi khối Ả Rập chủ động phát động chiến tranh, Israel chắc chắn sẽ rơi vào thế bị động;

Do đó, vào lúc 7:45 sáng ngày 5/6/1967, Israel đã điều động gần như toàn bộ lực lượng không quân của mình, để tiến hành các cuộc không kích kiểu chớp nhoáng, vào hơn 20 sân bay ở Ai Cập, Syria và Iraq.

Cach day 55 nam, cuoc chien nay da thay doi the gioi-Hinh-2
 Máy bay chiến đấu Israel thực hành xuất kích trong cuộc Chiến tranh 6 ngày năm 1967. Nguồn History.

Chiến thuật chiến tranh chớp nhoáng cổ điển

Phe chủ động ra tay trước trong cuộc chiến này đó là Israel; thời điểm phát động tấn công là vào buổi sáng ngày Thứ Hai, khi lực lượng Không quân Ai Cập đang vào phiên giao ban buổi sáng, khiến cuộc tập kích vào Israel hoàn toàn bất ngờ.

Do đó, một số lượng lớn máy bay chiến đấu của Ai Cập đã bị phá hủy trên sân bay, trước khi chúng kịp cất cánh. Để tạo lợi thế về lực lượng, Không quân Israel đã dốc toàn lực, thậm chí cả máy bay huấn luyện, cũng được đưa vào tham chiến.

Cach day 55 nam, cuoc chien nay da thay doi the gioi-Hinh-3
Máy bay chiến đấu của  Ai Cập bị Không quân Israel phá hủy khi chưa kịp cất cánh. Nguồn AP 

60 giờ sau cuộc chiến, Israel đã phá hủy tổng cộng 451 máy bay của liên quân Ả Rập, trong đó Ai Cập mất 336 chiếc, Syria 60 chiếc, Jordan 29 chiếc, Iraq 25 chiếc và Leban 1 chiếc. Máy bay chiến đấu của Ai Cập tổn thất 95%, toàn bộ lực lượng Không quân Ai Cập bị tê liệt, trong khi Israel chỉ mất 26 máy bay.

Kế hoạch tấn công quá hoàn hảo, lực lượng tấn công hùng hậu của Không quân Israel và công tác tình báo tỉ mỉ, đã có những đóng góp to lớn cho thắng lợi của cuộc chiến này.

Cach day 55 nam, cuoc chien nay da thay doi the gioi-Hinh-4
Xe tăng của Israel trong "Cuộc chiến 6 ngày". Nguồn History

Chiến thắng mang tầm chiến lược của Israel

Với màn chớp nhoáng kinh điển này, Israel đã đạt được một chiến thắng chiến lược, làm thay đổi toàn bộ địa chính trị ở Trung Đông.

Israel không chỉ chiếm Dải Gaza và Bờ Tây, mà còn đánh chiếm bán đảo Sinai ở Ai Cập và Cao nguyên Golan của Syria, với tổng diện tích đất Ả Rập bị mất vào tay Israel khoảng 65.000 km vuông; làm thay đổi hoàn toàn thế bất lợi về địa chính trị của nước này.

Theo diện tích lãnh thổ do Liên Hiệp Quốc xác định, phần lãnh thổ của Israel khi lập quốc (năm 1948) chỉ rộng 14.900 km vuông. Có nghĩa là trong sáu ngày chiến tranh này, Israel đã đánh bại ba kẻ thù và mở rộng lãnh thổ của mình lên gấp 4 lần.

Cach day 55 nam, cuoc chien nay da thay doi the gioi-Hinh-5
Bản đồ lãnh thổ Israel trước (trái) và sau (phải) cuộc chiến tranh 6 ngày năm 1967. Nguồn History. 

Đối với người Do Thái, đó không chỉ là một chiến thắng trên chiến trường, mà là một chiến thắng trên bình diện tinh thần.

Tại thành cổ Jerusalem, có một bức ảnh nổi tiếng: sau khi chiếm thành cổ Jerusalem, vị tướng một mắt Dayan, tổng chỉ huy quân đội Israel lúc bấy giờ, lập tức đến Bức tường Than khóc do Israel kiểm soát. Nhiều binh lính Do Thái đã bật khóc dưới Bức tường Than khóc.

Lịch sử lần cuối cùng Bức tường Than khóc thuộc về người Do Thái là hơn 2.000 năm trước.

Cach day 55 nam, cuoc chien nay da thay doi the gioi-Hinh-6
Binh lính Israel khóc dưới Bức tường Than khóc. Nguồn History

Những di chứng để lại của cuộc chiến

Sau cuộc chiến này, thế giới Ả Rập nhận ra sức mạnh quân sự “bất khả chiến bại” của Israel ở Trung Đông; khiến họ không những không thể đuổi người Do Thái xuống biển, mà còn tự chuốc lấy ô nhục.

Nhưng ngừng bắn có phải là hòa bình? Không, đó là sự khởi đầu của một cuộc chiến mới và kéo theo hàng loạt di chứng.

Ví dụ, vấn đề người tị nạn. Cuộc chiến tranh ngày 5/6/1967 đã khiến 1 triệu người Palestine chạy sang các nước khác và trở thành người tị nạn. Đây là vấn đề rất khó khăn trong cuộc đàm phán giữa Palestine và Israel, hiện nay số lượng người tị nạn lên tới hàng triệu người. Chúng ta phải làm gì?

Ngoài ra còn có câu hỏi về quyền sở hữu của Đông Jerusalem. Palestine cho rằng Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine; nhưng Israel khẳng định, Đông Jerusalem là thánh địa của người Do Thái, và không có khả năng bàn giao Đất Thánh.

Quyền sở hữu Đông Jerusalem cũng trở thành vấn đề ảnh hưởng nhiều nhất đến tình cảm dân tộc và là vấn đề khó khăn nhất trong các cuộc đàm phán giữa Palestine và Israel.

Cuộc chiến cũng ảnh hưởng đến toàn thế giới, dẫn đến việc đóng cửa Kênh đào Suez và một số lượng lớn tàu chở dầu phải đi vòng quanh Mũi Hảo vọng. Các tàu chở dầu quá nhỏ và không mang lại lợi ích kinh tế; vì vậy dẫn đến sự ra đời của siêu tàu chở dầu, có trọng tải đến nửa triệu tấn như hiện nay.

Cach day 55 nam, cuoc chien nay da thay doi the gioi-Hinh-7
Lính Ai Cập ra hàng Quân đội Israel ở bán đảo Sinai trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967. Nguồn History. 

Theo các nhà sử học, khi nhìn lại cuộc chiến này, vẫn rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, đó là khi không giành được lợi thế trên chiến trường, đừng bao giờ nghĩ đến việc có được kết quả có lợi trên bàn đàm phán; đây vẫn là một hiện thực, một hiện thực tàn khốc.

Vận dụng phương pháp luận của “Cuộc chiến tranh 6 ngày”, để xem xét cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay cho thấy, Moscow không tin vào nước mắt, Palestine và Kiev cũng vậy. Nếu không có nền quốc phòng toàn dân vững chắc, thì khó có môi trường hòa bình ổn định.

Thứ hai, không có điểm yếu vĩnh viễn và không có sức mạnh vĩnh cửu.

Hơn 2.000 năm qua, người Do Thái đã rơi vào ngày tận thế và hứng chịu những đợt phân biệt đối xử, thậm chí là thảm sát. Ngay cả sau khi thành lập nhà nước vào năm 1948, Israel vẫn ở thế yếu trong vòng vây thù địch của thế giới Ả Rập.

Nhưng cuộc chiến ngày 5/6/1967 đã thể hiện đầy đủ sức mạnh của Israel. Một quốc gia yếu đã trở thành cường quốc quân sự đầu tiên ở Trung Đông. Mặt khác, thế giới Ả Rập đang bị chia cắt và trở thành mục tiêu của sự chia rẽ.

Bài học kinh nghiệm này vẫn còn cho đến ngày nay.

Liệu Mỹ và Nga có thể tiếp tục mạnh mẽ? Liệu Israel có có mãi là “Trung Đông bất bại”? Nếu các nước Ả Rập trỗi dậy trở lại, địa chính trị ở Trung Đông sẽ như thế nào?

Và đừng quên rằng chủ nghĩa bài Do Thái trong lịch sử đã tích tụ ở một mức độ nhất định, đó là một thảm họa cho toàn thể dân tộc Do Thái.

Thứ ba, để bên kia phải chịu tủi nhục, đồng nghĩa với vô vàn rắc rối.

Sáu năm sau của cuộc Chiến tranh Sáu ngày, Chiến tranh Trung Đông lần thứ tư, còn được gọi là Chiến tranh Yom Kippur nổ ra. Nhưng lúc này, phe khai hỏa và chủ động lại là Ai Cập và Syria, khi bất ngờ tiến hành một cuộc tấn công dữ dội vào Israel, đúng vào Ngày lễ chuộc tội linh thiêng nhất của người Do Thái.

Vào thời điểm sinh tử, toàn dân tộc Israel kháng cự quyết liệt, thậm chí họ đã lắp cả bom nguyên tử, sẵn sàng cho tình thế xấu nhất.

Nhưng khi một dân tộc bị dồn vào chân tường, họ không để lịch sử 2.000 năm trước lặp lại và đã nhanh chóng lật ngược tình thế. Dẫu vậy, quân đội Israel cũng phải trả giá đắt.

Ở phía đông Cao nguyên Golan ngày nay, có một "Thung lũng nước mắt". Vào thời điểm đó, gần như toàn bộ binh lính của một lữ đoàn Quân đội Israel đã hy sinh. Toàn dân Israel đã đến đây để tỏ lòng thành kính, và những người mẹ đã khóc ở đây. Một vị tướng người Israel đã buồn bã đặt tên cho thung lũng này là "Thung lũng của nước mắt".

Câu hỏi đặt ra là tại sao chiến tranh lại nổ ra? Bởi vì người Ả Rập không thể chịu nổi nỗi nhục thua trận trước đó, họ cần đánh một trận chủ động, có thể không giành được bất cứ chiến thắng mang tính chiến lược nào, nhưng sẽ "rửa" được mối nhục trước đó, cho người Do Thái thấy dân tộc Ả rập cũng không dễ bị bắt nạt.

Nếu Chiến tranh 6 ngày khiến thế giới Ả Rập nhận ra sức mạnh siêu việt của Israel, thì Chiến tranh Yom Kippur cũng khiến Israel nhận ra một cách đầy đủ rằng, một mình vũ khí không thể mang lại hòa bình cho người Do Thái.

Hai bên bắt đầu làm hòa; cuối cùng, Ai Cập công nhận Israel và Israel trả lại bán đảo Sinai cho Ai Cập. Thủ tướng Israel Begin và Tổng thống Ai Cập Sadat, người khởi xướng hòa bình là những người dũng cảm, cũng đoạt giải Nobel Hòa bình. Nhưng Tổng thống Ai Cập Sadat, đã bị coi là “kẻ phản bội thế giới Arab”.

Hòa bình đòi hỏi sự thỏa hiệp, nhưng sự thỏa hiệp đã làm chọc giận những kẻ cấp tiến. Tổng thống Sadat đã phải trả giá đắt cho việc này; sau đó tại một cuộc duyệt binh ở Cairo, ông đã bị chính những người đồng đội của mình sát hại. Sau này, người phải trả giá bằng mạng sống của mình là Thủ tướng Israel Rabin.

Ukraine ngày nay, cuộc chiến vẫn đang bùng cháy, liệu sẽ có một thỏa hiệp táo bạo? Nhưng cái giá nào sẽ phải trả, sau khi thỏa hiệp?

Các cuộc chiến tranh thường rất dễ bắt đầu và khó kết thúc, giống như câu “chiến thắng trong chiến tranh không bao giờ là mãi mãi”. Theo thời gian, hành động của các quốc gia tiến hành và giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh sai trái, có xu hướng tự đánh bại chính họ.

Cuộc chiến cách đây 55 năm tại Trung Đông, để lại quá nhiều bài học lịch sử cho thế giới đương đại.

Tiến Minh