Bóc mẽ cách Israel "xóa sổ" tổ hợp Pantsir-S1 của Syria

Google News

(Kiến Thức) - Từ năm 2018, Israel liên tiếp mở các cuộc không kích vào lãnh thổ Syria. Nếu xét về bề ngoài, chúng ta có thể lầm tưởng đó là cuộc tiến công nhắm vào lực lượng Iran, nhưng thực chất đây lại là cách để Tel Aviv xóa sổ các tổ hợp Pantsir-S1 của Damascus.

Theo đó tính tới thời điểm hiện tại, Không quân Israel đã thành công trong việc phá hủy ít nhất hai tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Quân đội Syria trong các đợt không kích vào tháng 5/2018 và mới đây nhất là vào tháng 1/2019.
Và cũng theo như phía Israel tuyên bố họ không có tình phá hủy các tổ hợp Pantsir-S1 của Syria và hành động trên chỉ là để tự vệ nhằm đảm bảo các chiến dịch không kích nhắm vào lực lượng thân Iran đang hoạt động ở Syria "thành công".
Tuy nhiên, qua xem xét kỹ lưỡng các cuộc tấn công trên, giới phân tích quân sự cho rằng, tiêu diệt lực lượng thân Iran chỉ là cái cớ để Israel có thể tiêu diệt hoặc suy yếu năng lực phòng không của Syria thông qua việc phá hủy các tổ hợp phòng không tiên tiến của Damascus. Và để các cuộc không kích của mình đạt hiệu quả cao nhất, Israel đã tiến hành các biện pháp chiến thuật chủ yếu sau:
Boc me cach Israel
Đối với Israel, các tổ hợp phòng không Pantsir-S1 được xem là mối đe dọa đối với lực lượng không quân của Tel Aviv. Nguồn ảnh: Military 
Đầu tiên, Không quân Israel sẽ tiến công điện tử làm "mù" hệ thống trinh sát, cảnh báo sớm của phòng không Syria. Thông thường, những máy bay chiến đấu tham gia không kích, ngoài năng lực tác chiến điện tử của bản thân chúng rất mạnh, nó còn treo thêm khoang gây nhiễu điện tử, ở vòng ngoài còn có sự yểm trợ của máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng.
Đặc biệt, những máy bay chiến đấu F-15I và F-16I của Israel được treo pod tác chiến điện tử cực mạnh đủ sức chế áp mọi hệ thống radar cảnh báo sớm của phòng không Syria. Do đó hệ thống phòng không của Syria không hề có bất cứ cảnh báo sớm nào, khiến hệ thống Pantsir-S1 mất đi cảnh báo sớm tầm xa và năng lực đánh chặn tên lửa.
Boc me cach Israel
Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1. Ảnh: Military 
Tiếp theo, cơ động tìm kiếm tiêu diệt trên không. Đây là cách đánh do Không quân Mỹ phát triển từ các chiến dịch quân sự trong Chiến tranh vùng Vịnh để đối phó với việc Iraq phóng tên lửa Scud.
Cách đánh này đã được Không quân Israel áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong các cuộc không kích vào Syria. Theo đó, sau khi sử dụng ưu thế tuyệt đối trên không để giành quyền kiểm soát trên không, Không quân Israel sẽ tiến hành tuần tra trên không mọi động thái của tên lửa trên mặt đất hoặc khu vực đợi thời cơ của địch.
Đồng thời, thông qua radar hoặc thiết bị quang học dò quét tìm kiếm mục tiêu, thậm chí điều động lực lượng đặc nhiệm tìm kiếm chỉ thị mục tiêu cơ động trên mặt đất, khi phát hiện mục tiêu thì máy bay chiến đấu đang tuần tra đợi lệnh trên không ngay lập tức sử dụng tên lửa không đối đất hoặc bom điều khiển lade tiến công xe phóng tên lửa của đối phương.
Trong các bị lần tấn công, xe chiến đấu của tổ hợp Pantsir-S1 của Syria đều không trong trạng thái chiến đấu, mà đang ở vào trạng thái cơ động nạp đạn tên lửa, do đó không thể thông qua trinh sát giai đoạn đầu để phát hiện máy bay đối phương, từ đó bị tê liệt hoàn toàn.
Boc me cach Israel
Tổ hợp phòng không Pantsir-S1 tại Syria. Ảnh: Military 
Cuối cùng, tiến công bằng vũ khí điều khiển chính xác. Từ các đoạn video được công bố trên mạng cho thấy, trong các cuộc tiến công, Không quân Israel đã trình diễn kỹ thuật tiến công không đối đất tiên tiến bằng không quân. Sau khi phát hiện mục tiêu hoặc tiếp nhận được nguồn bức xạ radar chính xác của máy bay trinh sát điện tử vòng ngoài, F-16I sẽ phóng tên lửa chống bức xạ hoặc tên lửa không đối đất để tiến hành tiến công mục tiêu, quá trình tiến công đầu dẫn điều khiển bằng camera truyền hình của tên lửa sẽ truyền hình ảnh thu được đối với mục tiêu về máy bay, phi công hiệu chỉnh đưa vào tầm ngắm, đồng thời ghi lại quá trình tiến công. Thông qua hình ảnh thu được, người điều khiển và nhân viên đánh giá mặt đất có thể kết hợp với hệ thống trinh sát điện tử đánh giá hiệu quả tiến công để đánh giá liệu có cần tiếp tục tiến công mục tiêu nữa hay không. 
Việc lựa chọn tấn công các mục tiêu của Syria bằng tên lửa hành trình tầm xa còn khiến cho lực lượng mặt đất Syria phản ứng khá chậm đồng thời còn giúp cho máy bay mang theo tên lửa của Không quân Israel tránh lọt vào vòng vây phòng không đánh chặn của quân đội Syria trong khu vực mục tiêu, từ đó giảm thiểu mức độ nguy hiểm cho máy bay và phi công.

Mời độc giả xem video: Khoảnh khắc tên lửa Israel hủy diệt tổ hợp phòng không Pantsir-S1 của Syria. (nguồn Không quân Israel)


Lam Ngọc