Victory, HMS Victory, 1765 - “chiếc thiết giáp hạm hạng nhất” của Hải quân Hoàng gia Anh, một trong những con tàu nổi tiếng nhất hiện vẫn còn hoạt động. Con tàu được hạ thủy vào năm 1765 và đã tham gia nhiều trận hải chiến, trong đó có trận Trafalgar nổi tiếng. 104 khẩu pháo mà con tàu được trang bị khiến nó trở nên bất khả chiến bại. Năm 1805, trong trận Trafalgar, Victory là con tàu dẫn đầu của tiểu đoàn tàu Anh tấn công hạm đội Pháp-Tây Ban Nha. Trong trận chiến quyết định này, Anh không mất một tàu nào, trong khi Pháp và Tây Ban Nha mất 22 tàu. Phó Đô đốc Nelson đã bị trọng thương trên tàu Victory huyền thoại. Ngày nay Victory đã được biến thành bảo tàng và là điểm thu hút khách du lịch chính của Portmouth.
Kobukson, 1592 - còn được gọi là “Tàu Con Rùa” có thể được coi là tàu chiến thiết giáp hạm đầu tiên trên thế giới. Con tàu sở hữu cái tên nhờ bộ giáp giống như chiếc mai đặc biệt của nó. Phần mái của con tàu bao gồm những tấm ván gỗ được bao phủ bởi các gai kim loại, khiến việc lên tàu trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Kobukson là một con tàu của Hàn Quốc, đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh bại hạm đội Nhật Bản trong Chiến tranh Imjin với Nhật Bản vào thế kỷ 16. Tàu Kobukson không phải là tàu chính được sử dụng để chiến đấu, nhưng chúng đã tạo động lực cho những ý tưởng mới trong lĩnh vực đóng tàu hải quân. Ba thế kỷ sau, trong Nội chiến Mỹ, một thiết giáp hạm chính thức xuất hiện và điều này phần lớn là lấy ý tưởng từ Kobukson của Hàn Quốc.
Napoléon, 1852 - Thiết giáp hạm hạng hai của Pháp. Có 90 khẩu súng trên tàu, và bản thân nó được trang bị một công nghệ chưa từng có vào thời điểm đó: một hệ thống đẩy trục vít. Việc sử dụng sức mạnh hơi nước cho các tàu hải quân đã làm thay đổi các trận hải chiến. Trong 10 năm sau khi tàu Napoléon xuất hiện, cả hạm đội Pháp và Anh đã đóng hơn 100 con tàu như vậy với động cơ cơ khí. Trên thực tế, Napoléon đã đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên thuyền chiến. Các tàu quân sự bắt đầu được trang bị động cơ hơi nước, đồng thời hy sinh không gian cho các loại pháo tiềm năng. Mặc dù thực tế là hỏa lực của chúng đã giảm nhưng các con tàu vẫn trở nên nhanh và cơ động hơn.
USS Constitution là con thuyền buồm lâu đời nhất trên thế giới vẫn còn nổi và vẫn đang phục vụ cho Hải quân Mỹ. Lịch sử của tàu USS Constitution cũng nổi bật không kém tàu HMS Victory. Con tàu USS Constitution với biệt danh “Old Ironsides - Già Thân Sắt” này có được sau trận hải chiến với chiến hạm Guerriere của Hải quân Hoàng gia Anh năm 1812, khi các thủy thủ Anh hoảng hốt do thấy đạn đại bác của tàu họ bắn ra không làm hề hấn gì chiếc Constitution. Old Ironsides thắng 33 trận mà chưa từng bị đánh bại.
HMS Dreadnought, 1906 là một thiết giáp hạm của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc vốn đã làm cuộc cách mạng về sức mạnh hải quân. Dreadnought trở thành con tàu đầu tiên trên thế giới sử dụng nguyên tắc toàn súng lớn, tức là “chỉ có súng lớn”, vũ khí trang bị của nó bao gồm 10 khẩu 305 mm. Đây là thiết giáp hạm đầu tiên có nhà máy điện tuabin hơi nước, nhờ đó nó có thể đạt tốc độ 21 hải lý/ giờ (38,8 km/ h), một con số rất lớn vào thời điểm đó. Nhanh chóng và được trang bị vũ khí mạnh mẽ, Dreadnought không đáng sợ đến mức kinh khủng. Sau sự xuất hiện của Dreadnought tất cả các cường quốc hàng hải bắt đầu sản xuất những con tàu cùng dòng như nó, và chúng đều nhận được tên chung là “Dreadnought”. Cuộc chạy đua vũ trang của hải quân những năm đó đã đi vào lịch sử như “cơn sốt Dreadnought”.
CSS H.L. Hunley, 1863 là tàu ngầm của quân Liên minh được chế tạo trong Nội chiến Mỹ. Đây không phải là chiếc tàu ngầm đầu tiên trên thế giới, nhưng là một trong những chiếc đầu tiên chứng tỏ bản thân thành công trong trận chiến. Một bước nhảy vọt trong sự phát triển của hạm đội tàu ngầm được cả thế giới chờ đợi trong một vài năm, và tàu ngầm “Hunley” đã trở thành một ngoại lệ trong thời đại. Con tàu ngầm là một “điếu xì gà” bằng thép dài khoảng 12 m và rộng 1,17 m. Con tàu được trang bị một quả ngư lôi chứa 41 kg thuốc nổ, gắn vào một cọc gỗ ở mũi thuyền.
Thủy thủ đoàn gồm 8 người. Cuộc tấn công đầu tiên và cũng là cuối cùng của tàu Hunley diễn ra vào năm 1864 nhằm vào tàu USS Housatonic có trọng tải 1.240 tấn, đang tuần tiễu ngoài cảng Charleston, Nam Carolina. Tàu ngầm tấn công thành công con tàu và nó chìm xuống đáy biển trong vòng 5 phút. Tàu ngầm phát tín hiệu quay trở lại và bị chìm nhưng sau đó nó không hề nổi lên. Tháng 5/1995, các nhà khoa học phát hiện được xác của tàu H.L Hunley ngoài khơi gần đảo Sullivan. Câu trả lời mà các nhà khoa học tìm thấy là tàu H.L. Hunley bị nổ tung bởi những ngư lôi của mà nó mang theo.
USS Iowa, 1942 là chiếc đầu của lớp thiết giáp hạm Iowa và là chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Mỹ được đặt tên nhằm vinh danh tiểu bang thứ 29 của nước này. Được thiết kế để hộ tống và bảo vệ các tàu sân bay tấn công hạng nặng lớp Essex. Thiết giáp hạm được trang bị 9 khẩu đại bác 406 ly cỡ lớn, 20 khẩu pháo 127 ly và một khẩu súng phòng không. Iowa vẫn duy trì vị thế là thiết giáp hạm lớn nhất, nhanh nhất và mạnh nhất từng được sử dụng trong trận chiến. Nhờ nhiều 'công trạng', Iowa đã nhận được 9 ngôi sao chiến đấu trong Thế chiến II và hai ngôi sao nữa trong Chiến tranh Triều Tiên. Chiến hạm ngừng hoạt động vào năm 1990, đến năm 2012 thì chuyển thành bảo tàng được neo đậu vĩnh viễn tại cảng San Pedro (California).
HMS Ark Royal II, 1937 là một tàu sân bay của Hải quân Hoàng gia Anh đã từng hoạt động trong Chiến tranh Thế giới II. Đây là loại tàu sân bay kiểu cũ có sàn cất/hạ cánh. Ark Royal II là con tàu đầu tiên trên thế giới được thiết kế như một tàu sân bay. Trên tàu Arc Royal II có hai nhà chứa máy bay có thể chứa từ 60 đến 72 máy bay của 6 phi đội riêng biệt. Arc Royal II đã tham gia nhiều hoạt động trong Chiến tranh Thế giới II, nhưng bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức U-81, chìm một ngày sau cuộc tấn công.
USS Zumwalt, 2008 là một tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ. Zamwalt được thiết kế để thay thế các thiết giáp hạm lớp Iowa đã được rút khỏi Hải quân trong những năm 1990. Tàu có các phương tiện tàng hình, được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk và hệ thống pháo. Các bệ pháo có tầm bắn lên tới 148 km. Con tàu có hình dạng khác thường khó có thể gây chú ý trên các radar của đối phương: bề mặt dốc phẳng phản xạ bức xạ từ radar, và mũi của Zamwalt dốc như một đê chắn sóng. Zamwalt đã tiêu tốn của Lầu Năm Góc hơn 3 tỉ USD. Mặc dù ngày nay chỉ có hai tàu khu trục lớp Zamwalt được hạ thủy nhưng chúng đã tăng cường sức mạnh đáng kể cho lực lượng hải quân Mỹ. Các tàu khu trục lớp Zamwalt được sử dụng như một thử nghiệm các công nghệ tàu mới và thiết bị hải quân, điều này chắc chắn sẽ tạo động lực cho những đổi mới tiếp theo.
USS Nautilus, 1954 là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên trên thế giới hạ thủy tại Mỹ vào năm 1954. Tàu ngầm Nautilus không bao giờ tham gia vào các cuộc chiến, nhưng đã giúp mở ra cuộc đổi mới trong công nghệ hải quân. Thử nghiệm thành công của tàu, đặc biệt là việc sử dụng động cơ nguyên tử, đã phá vỡ nhiều kỷ lục. Nautilus là tàu đầu tiên hoạt động dưới biển lên tới 200.000 dặm (321.000 km) và sau đó 300.000 dặm (482.000 km). Tàu ngầm Nautilus đã đến được Bắc Cực và trở thành con tàu đầu tiên tự đi qua điểm này của Trái đất vào ngày 3/8/1958. Năm 1980, tàu Nautilus rút khỏi Hải quân Mỹ và năm 1986 mở cửa đón du khách như một con tàu bảo tàng.
Kiến Thức