Hồ sơ Panama: Một số chính khách thế giới nữa mất chức?

Google News

(Kiến Thức) - Thế giới phẫn nộ trước việc một số nhà lãnh đạo đòi hỏi dân chúng thắt lưng buộc bụng, trong khi trốn thuế để duy trì lối sống vương giả của họ.

Theo nhà phân tích Remi Piet - phó giáo sư về chính sách công, ngoại giao và kinh tế chính trị quốc tế tại Đại học Qatar, Hồ sơ Panama bị rò rỉ lần đầu tiên mang lại một cái nhìn rõ ràng về cách thức giới tinh hoa thế giới liên kết với các cơ chế tài chính ngầm để trốn thuế, trốn nghĩa vụ đóng góp cho hệ thống phúc lợi xã hội và phát triển đất nước.
Ho so Panama: Mot so chinh khach the gioi nua mat chuc?
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã phải từ chức do vụ công bố Hồ sơ Panama. Ảnh RT News 
Người ta đang đặt câu hỏi về những khoản tiền khổng lồ của 140 quan chức cao cấp - nhiều người trong số đó là người đứng đầu nhà nước - ở 50 quốc gia trên thế giới.
Vạch trần thói đạo đức giả đám quan chức trốn thuế
Những gì được tiết lộ trong "vụ rò rỉ lớn nhất trong lịch sử” (theo Edward Snowden) vạch trần thói đạo đức giả của một số nhà lãnh đạo trốn thuế có tên trong danh sách của Hồ sơ Panama, những người đã mở tài khoản ở nước ngoài để bảo vệ tài sản cá nhân, trong khi đòi hỏi dân chúng phải “thắt lưng buộc bụng”.
Trong số các chính khách trốn thuế hoặc bị liên đới, có Thủ tướng Anh David Cameron - người có cha làm quản lý một quĩ hải ngoại ở Panama suốt 30 năm – và các thành viên trong gia đình của 7 vị nguyên thủ quốc gia ở Châu Phi. Trong danh sách còn có tân Tổng thống Mauricio Macri, người vừa đắc cử Tổng thống Argentina cách đây 3 tháng với cương lĩnh chính trị chống tham nhũng – và các nhà lãnh đạo của một số nước ở Trung Đông và Châu Á. Các vị này đã “miễn trừ bản thân” khỏi các quy tắc tài chính mà họ áp đặt cho dân chúng.
Hầu hết các vị này đều thanh minh rằng họ là nạn nhân của một chiến dịch bôi nhọ của các thế lực thù địch ở nước ngoài nhằm gây bất ổn cho đất nước họ.
Chỉ có điều, các cơ quan chức năng ở Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải thích lý do vì sao thân quyến của 8 cựu và đương kim Bộ Chính trị lại có tên trong Hồ sơ Panama. Ngay cả khi bộ máy nhà nước lập tức ngăn chặn sự lây lan của các “thông tin thất thiệt” này trong phạm vi cả nước, mức độ nghiêm trọng của vụ bê bối có liên quan đến Hồ sơ Panama không vì thế mà giảm sút.
Tham nhũng thật khó biện minh
Vấn đề chính là Hồ sơ Panama xác nhận rằng bất kể lợi ích địa chính trị, quốc tịch hay đảng phái chính trị, thế giới ngày nay đang bị ảnh hưởng bởi sự tham nhũng của một số nhân vật tinh hoa chính trị-kinh tế.
Thật khó biện minh cho hành vi tham nhũng của một số chính khách, khi họ tố cáo rằng việc rò rỉ Hồ sơ Panama có liên quan đến một âm mưu bôi nhọ của nước ngoài.
Vụ rò rỉ Hồ sơ Panama cho thấy Tổng thống Syria đã “lách luật và né tránh các biện pháp trừng phạt quốc tế như thế nào, khi sử dụng người em họ Rami Makhlouf để lập các công ty vỏ bọc ở hải ngoại để có tiền duy trì sự tồn tại của chế độ.
Việc phân tích dữ liệu trong Hồ sơ Panama đã được 108 cơ quan báo chí thuộc 76 quốc gia (tất cả đều là thành viên của Hiệp hội quốc tế về các nhà báo điều tra (ICIJ) tiến hành đồng thời.
Vấn đề chính là sự rò rỉ củ Hồ sơ Panama xác nhận rằng bất kể lợi ích địa chính trị, quốc tịch hay đảng phái chính trị, thế giới đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự tham nhũng của giới tinh hoa chính trị-kinh tế, những người thường xuyên đòi hỏi dân chúng thắt lưng buộc bụng, trong khi họ sử dụng các công ty nước ngoài để duy trì lối sống xa hoa của mình.
Trong một xã hội toàn cầu hóa vẫn còn bị chi phối bởi một hệ thống nhà nước không hoàn thiện (trong đó một số nhà cai trị có thể biện minh cho tính hợp pháp của việc lập tài khoản ở các thiên đường trốn thuế, mặc dù có thể bắt bẻ về mặt đạo đức), chống tham nhũng có thể là một phong trào xuyên quốc gia của các công dân.
Sẽ có thêm một số chính khách mất chức
Tương lai chính trị của các quan chức cấp cao và đứng đầu nhà nước tham nhũng đã được tiết lộ trong Hồ sơ Panama sẽ bị đổi đáng kể.
Tổng thống Putin có thể sẽ sử dụng những lời vu cáo theo hướng có lợi cho bản thân trước thềm cuộc bầu cử tổng thống vào cuối năm nay. Ông Putin sẽ miêu tả bản thân là mục tiêu của thuyết âm mưu bôi nhọ và sẽ tái đắc cử tổng thống, bất chấp kinh tế Nga đang trên đà suy thoái.
Trong khi đó, một số nhà lãnh đạo ở các nước phương Tây có thể sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Tương lai chính trị của họ bị đe dọa nghiêm trong bởi hành vi trốn thuế ở Panama.
Thủ tướng Iceland Sigmundur David Gunnlaugsson đã phải từ chức, sau khi hàng trăm người biểu tình phản đối bao vây thủ đô Reykjavik.
Cho đến nay, Thủ tướng Anh David Cameron vẫn từ chối bình luận về sự can dự của cha mình trong các chương trình đầu tư tài chính ở các thiên đường trốn thuế, nhưng ông sẽ phải đối mặt với sự lên án nặng nề ở Quốc hội và sự bới móc của các phương tiện truyền thông.
Trong vài tuần tới, Hồ sơ Panama sẽ cung cấp một cái nhìn thấu đáo hơn về các tổ chức bị giới tinh hoa chính trị thao túng và sẽ có thêm nhiều nhà lãnh đạo tham nhũng phải chịu trách nhiệm và có thể phải từ chức.
Video Thủ tướng Iceland xin từ chức vì vụ bê bối Hồ sơ Panama. (Nguồn TTXNV):
 
Minh Châu (Theo Al Jazzera)