Nguyên nhân cái chết của Ngũ hổ tướng Thục Hán: Đau đớn nhất là Trương Phi

Google News

Sau khi thế cục "chân vạc" được định hình cũng là lúc giai đoạn Tam Quốc chứng kiến sự ra đi của Ngũ hổ tướng nhà Thục Hán.

Quan Vũ
Nguyen nhan cai chet cua Ngu ho tuong Thuc Han: Dau don nhat la Truong Phi
 
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Quan Vũ là huynh đệ kết nghĩa Đào Viên với Lưu Bị và Trương Phi, được coi là người đứng đầu trong Ngũ Hổ tướng.
Sau khi Lưu Bị chiếm được Hán Trung và xưng Vương, Quan Vũ ở Kinh Châu liền xuất quân vây đánh Phàn Thành. Tôn Quyền cũng nhân cơ hội đó đánh úp chiếm lấy Kinh Châu. Quan Vũ đại bại phải chạy về Mạch Thành, chờ đợi viện binh nhưng Mạnh Đạt và Lưu Phong án binh không cứu.
Cuối năm Công Nguyên 219. Tôn Quyền sai người dụ hàng Quan vũ. Trong tình thế bị quân Ngô truy kích, Quan Vũ biết không thể dùng lực lượng ít ỏi còn lại để kháng cự, nên một mặt giả vờ đầu hàng, lệnh một số quân ở lại giương cờ trắng trên thành, còn ông dẫn hơn 10 quân kỵ theo đường nhỏ đổi hướng chạy lên phía bắc, hy vọng men theo đường núi để thoát khỏi sự kiềm tỏa của Đông Ngô nhằm tới Ích châu hoặc Hán Trung.
Tuy nhiên khi Quan Vũ chạy tới Lâm Thư thì bị tướng Ngô là Chu Nhiên và Phan Chương chặn đường. Chu Nhiên để sổng Vũ, nhưng bộ tướng của Phan Chương là Mã Trung bắt sống được Vũ mang về. Cả Quan Vũ và con trai ông là Quan Bình cùng bị hành quyết tại chỗ.
Trương Phi
Nguyen nhan cai chet cua Ngu ho tuong Thuc Han: Dau don nhat la Truong Phi-Hinh-2
 
Lưu Bị thường khuyên bảo Trương Phi rằng: “Hiền đệ dùng hình phạt quá mức, lại hay đánh đập cấp dưới, xử phạt xong mà vẫn giữ bên mình, ấy như là chuốc lấy tai họa vậy.”
Tuy vậy Trương Phi vẫn không chịu sửa đổi, thậm chí sau cái chết của nhị ca Quan Vũ, Trương Phi còn uống rượu nhiều hơn và hay đánh đập các binh lính hơn.
Kết quả là khi đang chuẩn bị tấn công Đông Ngô, Trương Phi bị bộ hạ dưới trướng mình là Trương Đạt và Phạm Cương sát hại, cắt lấy thủ cấp, xuôi theo sông trốn sang Ngô xin hàng Tôn Quyền.
Hoàng Trung
Năm Công Nguyên 220, Lưu Bị quyết tâm dẫn 70 vạn đại quân đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ, Trương Phi. Hoàng Trung dẫn quân đến Di Lăng nghênh chiến quân Ngô. Khi đó ông đã đối đầu với Phan Chương, chém chết bộ tướng của Phan Chương là Sư Tịch, Phan Chương chống cự không nổi bỏ chạy.
Quan Hưng, Trương Bào đều khen ngợi Hoàng Trung và khuyên ông quay về nhưng Hoàng Trung không nghe. Phan Chương bỏ chạy, Hoàng Trung đuổi theo, được chừng vài dặm, hai đạo binh mai phục của Đông Ngô ào tới, một phía là Chu Thái, một phía là Hàn Đương xông ra một lượt. Phía trước Phan Chương phủ vây Hoàng Trung vào giữa. Hoàng Trung liên tục bị trúng tên, may nhờ có Quan Hưng, Trương Bào đến cứu.
Lưu Bị nghe tin Hoàng Trung trọng thương thì đến thăm. Đến nửa đêm, Hoàng Trung tắt thở. Lưu Bị đau buồn, sai đưa về Thành Đô chôn cất tử tế.
Tuy nhiên theo chính sử, sự thực là Hoàng Trung đã qua đời vì bệnh (không bị tử trận) trước khi Lưu Bị xưng đế và ông không tham dự chiến dịch đánh Đông Ngô.
Mã Siêu
Cẩm Mã Siêu là nhân vật duy nhất trong Ngũ hổ tướng được ghi chép lại một cách rõ ràng, sinh năm 176, mất năm 222 do bị bệnh, thọ 46 tuổi.
Trong tài liệu lịch sử ghi rằng Mã Siêu chết vì trọng bệnh nhưng không ghi đó là bệnh gì, nhiều ý kiến cho rằng có thể là "tâm bệnh".
Năm xưa khi giao chiến cùng Tào Tháo thất bại, Mã Siêu một mình bỏ chạy mà không màng tới tính mạng của cha ruột là Mã Đằng cùng hơn 200 thân nhân khác, những người này sau bị xử tử toàn bộ.
Mã Siêu sau đó buộc phải chạy về Hán Trung để nương nhờ Trương Lỗ. Trong quãng thời gian làm việc dưới trướng họ Trương, Mã Siêu đã cưới một người phụ nữ họ Đổng làm thiếp, sinh ra Mã Thu.
Càng về lâu dài, Mã Siêu cảm thấy Trương Lộ không phải là một người có tiền đồ. Ông quyết định theo về với Lưu Bị, bỏ rơi mẹ con Đổng thị và Mã Thu.
Mã Siêu đến nương nhờ Lưu Bị không lâu, Tào Tháo công kích Hán Trung. Trương Lộ bại trận đầu hàng, mẹ con Mã Thu cũng bị bắt làm tù binh. Mã Siêu từng tạo thành đả kích lớn đối với thế lực của mình nên Tào Tháo hiển nhiên không dễ dàng bỏ qua cho người nhà ông.
Kết quả là người thiếp Đổng thị bị ban cho thuộc hạ của Trương Lộ là Diêm Phố. Cũng từ đây, mẹ của Mã Thu bị coi như vật ban thưởng để mua vui cho kẻ khác.
Sau khi xử lý Đổng thị, Tào Tháo đem Mã Thu giao lại cho Trương Lộ nhằm xem xét thành ý đầu hàng của họ Trương kia. Để chứng minh lòng trung thành, Trương Lộ thẳng tay hạ sát Mã Thu.
Thế nên cho dù được xưng là một trong Ngũ Hổ Thượng tướng, những những hành vi của Mã Siêu có thể nói là bất trung, bất hiếu, bất nghĩa, ích kỷ. Có lẽ do chìm trong bi thương, phẫn uất mà Mã Siêu lâm bệnh qua đời.
Triệu Vân
Nguyen nhan cai chet cua Ngu ho tuong Thuc Han: Dau don nhat la Truong Phi-Hinh-3
 
Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Triệu Vân có thể coi là tứ đệ của anh em Lưu-Quan-Trương. Triệu Vân đi theo Lưu Bị từ rất sớm, hết mực trung thành, nhiều lần xả thân cứu chủ.
Triệu Vân là người dũng mãnh nhất và cũng là người sống lâu nhất trong nhóm Ngũ hổ tướng. Dù cho tuổi đã cao nhưng Triệu Vân vẫn tham gia vào chiến dịch phạt Bắc lần thứ nhất cùng Gia Cát Lượng. Công Nguyên năm 229, tức năm thứ 2 sau khi Bắc phạt lần một trở về, Triệu Vân tuổi cao, bệnh mất tại nhà riêng. Có thể nói Triệu Vân là người có kết cục tốt đẹp nhất trong Ngũ hổ tướng.
Theo Hoa Vũ /Đời Sống & Pháp Luật