Khu phố Tây ở Hà Nội thế kỷ 20 có gì đặc biệt?

Google News

Những ai quan tâm đến lịch sử  Hà Nội sẽ hiểu hơn về Thủ đô qua công trình “Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính”.

Cùng với sự tham gia hỗ trợ của một nhóm tác giả, PGS.TS Phan Phương Thảo, Phó chủ nhiệm Bộ môn Lý luận Sử học, Khoa Lịch sử, Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN đã nghiên cứu chi tiết và hệ thống về cấu trúc ngôi nhà, diện tích và chủ sở hữu của toàn bộ các thửa đất tại 74 phố Tây... tại Hà Nội giai đoạn 1940-1950. Thành quả của quá trình nghiên cứu được tập hợp trong cuốn sách “Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính”.
Khu pho Tay o Ha Noi the ky 20 co gi dac biet?
 
PGS.TS Phan Phương Thảo cho biết: “Các công trình kiến trúc Pháp như là những biểu tượng khá “mẫu mực” về phong cách kiến trúc thuộc địa, về sự hòa trộn, phối hợp và sáng tạo của những kiến trúc sư tài ba ở chính quốc và ở bản xứ sau này... trở thành những "cột mốc" đánh dấu từng bước phát triển, mở rộng trong tiểu sử đô thị Hà Nội... Bên cạnh đó, hệ thống công trình công còn mang sức sống, hơi thở, sự vận động của đô thị Hà Nội trong quá khứ”.
Khu pho Tay o Ha Noi the ky 20 co gi dac biet?-Hinh-2
 Tòa nhà hãng Simca trên phố Tràng Thi ngày nay (Hà Nội năm 1940)

Khu pho Tay o Ha Noi the ky 20 co gi dac biet?-Hinh-3
Khách sạn trên phố Rue Paul Bert - phố Tràng Tiền ngày nay (Hà Nội năm 1940) 
Công trình là một đóng góp quan trọng trong các nghiên cứu về lịch sử của người Việt, bởi vì nên nhắc lại rằng có tới 80% dân cư ở “khu phố Tây” là người Việt.
Khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính” là công trình chung của Phan Phương Thảo (chủ biên) viết cùng các học giả uy tín và tâm huyết với Hà Nội: PGS.TS. Nguyễn Thừa Hỷ, TS. Đào Thị Diến, TS. Tạ Thị Hoàng Vân, ThS. Nguyễn Thị Bình.
Theo Phương Nhi/ANTĐ