Theo Express, vụ va chạm giữa hai tàu ngầm hạt nhân gần Glasgow, Anh có thể đã “gây ra vụ nổ” nhưng được chính quyền Tổng thống Mỹ Gerald Ford ở thời điểm đó giấu nhẹm đi.
Vụ việc đáng báo động được nêu chi tiết trong thông điệp của cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Ford, Brent Scrowcroft gửi đến Henry Kissinger, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ khi đó.
|
Tổng thống Mỹ Gerald Ford khi đó đã không bố công bố vụ va chạm tàu ngầm hạt nhân. |
Scrowcroft viết trong thông điệp ngày 3/11/1974. “Vừa nhận được tin từ Lầu Năm Góc rằng một trong 4
tàu ngầm Poseidon đã va chạm vào tàu ngầm Liên Xô”.
“Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN) James Madison rời căn cứ Holy Loch ở Scotland thì va chạm với tàu ngầm Liên Xô đang chờ đợi bên ngoài”, Scrowcroft viết. “Cả hai tàu ngầm hạt nhân nổi lên còn thủy thủ đoàn ở tình trạng căng thẳng rồi lại lặn xuống. Hiện chưa rõ báo cáo về thiệt hại. Sẽ thông báo cho ông kịp thời”.
Đây là một trong số hàng triệu tài liệu giải mật mà CIA công bố tháng trước. Hans Kristensen, chuyên gia vũ khí hạt nhân ở Washington nói trên tờ The Times. “Vụ va chạm như vậy rất có khả năng kích hoạt Thế chiến 3 bởi thủy thủ đoàn của một trong hai bên nghĩ rằng mình bị tấn công và quyết đánh chìm tàu còn lại”.
|
Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo USS James Maddison. |
Ông Kristensen nói thêm: “Tàu James Maddison khi đó mang theo 16 tên lửa đạn đạo Poseidon với 160 đầu đạn hạt nhân”.
“Kịch bản tồi tệ nhất là nếu như vụ va chạm kích hoạt vụ nổ, phá hủy đầu đạn hạt nhân hoặc tự kích hoạt vũ khí”.
John Large, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về rủi ro hạt nhân ở thời điểm xảy ra thảm kịch tàu ngầm Kursk của Nga năm 2001, mô tả vụ va chạm là sự cố nghiêm trọng.
“Lửa cháy sẽ là một thảm họa. Lửa lan có thể đến ống phóng tên lửa, gây rò rỉ phóng xạ ra môi trường biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng”, ông Large nói.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ được cho là bị hư hại nghiêm trọng sau vụ va chạm và phải quay lại ngay căn cứ Holy Loch để mất nhiều tháng sửa chữa.
Theo Đăng Nguyễn/Dân Việt