6 trào lưu giải trí thời thượng "sợ hết hồn" của thế kỷ 18 và 19

Google News

Tiệc xác ướp, bó chân gót sen, cuồng đi bộ hay hít khí cười là những trào lưu giải trí hàng đầu thế giới trong thế kỷ 18 và 19.

Xã hội phát triển không ngừng nghỉ với guồng quay chóng mặt của khoa học kỹ thuật. Những xu hướng, trào lưu mới trên thế giới thay đổi theo từng giây, từng phút, từng ngày khiến đôi khi chính chúng ta cũng không thể theo kịp. Ngày nay, giới trẻ có rất nhiều lựa chọn cách thức giải trí khác nhau như tham gia thể thao mạo hiểm, đi "phượt", chơi xe...

Không ít người trong chúng ta luôn thích chạy theo các trào lưu, xu hướng mới. Những trào lưu nào càng “hot” sẽ càng thu hút số lượng fan đông đảo.

Bữa tiệc xác ướp

Dưới thời Victoria (1837 – 1901), các tầng lớp trung lưu ở Anh rất ưa thích các bữa tiệc, đặc biệt là tiệc “xác ướp”.

Mốt giải trí này xuất phát từ chính những thành tựu khảo cổ học của xứ sở sương mù. Vào thế kỷ 19, người Anh liên tục thám hiểm các di tích Ai Cập cổ và khai quật thành công các xác ướp. Điển hình là trường hợp của (1874 – 1939) khi ông này phát hiện ra xác ướp của vua Tut nổi danh.

 

Ảnh minh họa 

 

Thời đó, người Anh đem các xác ướp tìm được về nước như những món đồ lưu niệm. Người người, nhà nhà bỗng trở nên phát cuồng vì các xác ướp.

Trong bữa tiệc, các đồ dùng trang trí hay đều được lấy cảm hứng từ hầm mộ Pharaoh. Thậm chí, các xác ướp cũng được mua về trưng bày để cùng tận hưởng bữa tiệc với gia chủ.

Xu hướng này phát triển đến nỗi những người dân địa phương còn nghĩ ra cách lấy xác của những tên tội phạm, bọc lại để giả làm xác ướp của những người họ hàng Pharaoh và đem bán. Mãi cho tới khi nhiều tin đồn về lời nguyền xuất hiện, người Anh mới bắt đầu từ bỏ mốt tiệc tùng quái gở này.

Hít khí "gây cười" để giải trí

 

Ảnh minh họa

 

Vào năm 1799, một trào lưu mới được phổ biến tại nước Anh. Những người còn trẻ tuổi nhưng có tính tình đa cảm sẽ được cho hít khí nitrous oxide (khí gây cười) tại các bữa tiệc như một loại thuốc để giải trí. Tuy nhiên, đây không phải một loại khí hoàn toàn vô hại. Tiếp xúc ngắn hạn nitrous oxide gây giảm khả năng hoạt động thần kinh, nghe nhìn, các hành vi đòi hỏi sự khéo léo. Nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây thiếu hụt vitamin B12, tê liệt và thậm chí tử vong.

Thuê người gác vườn làm "cảnh"

Trong những năm đầu thế kỷ 18, thuê ẩn sỹ trông coi vườn cây trở thành mốt được ưa chuộng trong giới quý tộc châu Âu, nhất là người Anh.

Trào lưu này có nguồn gốc từ sự thay đổi xu hướng văn học thời kỳ đó khi tầng lớp thượng lưu bắt đầu chuộng những giá trị đích thực, vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của thiên nhiên. Vì vậy, các gia đình có điều kiện ai cũng thuê một người gác vườn và để họ ăn mặc như một ẩn sĩ với mục đích làm "cảnh".

Những người gác vườn này phải sống gần như ở ẩn tại một túp lều trong vườn vài năm. Hàng ngày bên cạnh việc chăm sóc vườn tược, họ không được vệ sinh cá nhân đầy đủ (thậm chí không được cắt tóc hay móng tay). Khi có khách tới nhà, các ẩn sĩ này bước ra để khách bình phẩm và trầm trồ thán phục.

Mặc dù có phần khổ cực nhưng tiền công hậu hĩnh khiến rất nhiều người muốn trở thành "ẩn sĩ". Thu nhập của họ theo thỏa thuận ước chừng khoảng 600 bảng Anh thời đó (tương đương 180.000 USD hay 3,78 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại).

Sưu tầm cây dương xỉ

Một trong những trào lưu giải trí điên rồ nhất thế kỷ 18 đó là thú sưu tập cây dương xỉ.

Mọi chuyện bắt đầu từ khi bác sĩ Nathaniel Bagshaw Ward (1791 – 1868) phát minh ra một thiết bị có thể giúp những loài thực vật ngoại lai tồn tại được trong môi trường sương mù tại Anh.

 

Ảnh minh họa

 

Sau đó, người trợ lý của ông nhanh chóng cho lan truyền đi một tin đồn thất thiệt rằng sưu tập dương xỉ thể hiện sự thông minh và giúp cái thiện… kích thước của “cậu nhỏ”. Vào thế kỷ 18, hẳn nhiên không một ai mảy may nghi ngờ về những điều này.

Chẳng mấy chốc, những tin đồn này lan nhanh và khiến dương xỉ trở thành loài thực vật thời thượng, đặc biệt là các loài dương xỉ hoang dại.

Nhiều người bắt đầu đổ xô đi săn lùng, sưu tập các loài dương xỉ mới cho "bằng bạn, bằng bè". Nhiều câu chuyện kể lại rằng, người thời đó "cuồng" loài cây này tới mức sẵn sàng tranh đấu, thậm chí thiệt mạng vì những cây dương xỉ quý giá.

"Đập nát xương chân" để bó gót sen hồng

Hơn 1.000 năm trước tại Trung Quốc, bó chân là tục lệ phổ biến của phụ nữ. Những người phụ nữ phải làm gãy xương bàn chân của họ và bó lại thật chặt để khiến bàn chân nhỏ lại. Dáng đi yểu điệu và một đôi chân nhỏ nhắn thời đó được xem như là một nét nữ tính được nhiều cô gái làm theo. Tuy nhiên khoa học đã chứng minh tác hại khủng khiếp mà tục bó chân này gây ra.

Ước tính, cứ 10 phụ nữ thực hiện tục lệ này thì có một người bị chết vì nhiễm trùng máu, hoại tử, hay các bệnh khác. Những người còn sống cũng phải chịu chấn thương suốt phần đời còn lại. Họ gần như không thể làm được bất kỳ công việc nặng nào bởi mất khả năng đi đứng như người bình thường.

Đi bộ là "vua" các môn thể thao

Với suy nghĩ hiện đại của chúng ta ngày nay, thi đi bộ đơn giản chỉ là một nội dung trong môn điền kinh. Tuy nhiên trong suốt thế kỷ 19, đây lại là môn thể thao được ưa thích nhất tại Mỹ.

Người thời đó sẵn sàng xếp hàng dài để cổ vũ, hò hét cho những ngôi sao đi bộ, thậm chí còn ghi nhận cả những bê bối doping lớn xung quanh trào lưu thể thao này.

Trào lưu này du nhập vào Mỹ nhờ một người tên Edward Payson Weston. Năm 1860, Weston cá cược với một người bạn rằng ông sẽ đi bộ từ Boston đến Washington nếu Abraham Lincoln thắng trong cuộc bầu cử.

Và khi Lincoln thắng thật, ông đã giữ đúng lời hứa của mình. Rất nhiều người đã đổ ra đường xem Weston thực hiện cuộc hành trình này.

Sự việc trên vô tình đưa Weston trở thành siêu sao đầu tiên trong môn thể thao đi bộ. Sau đó, các cuộc thi đi bộ được tổ chức khắp nước Mỹ với giải thưởng đôi khi lên tới 20.000 USD (khoảng 420 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại). Nói không ngoa khi cho rằng thời ấy, đi bộ thống trị suy nghĩ của người dân Mỹ khi nghĩ tới thể thao.

 
Theo Thu/Khỏe & Đẹp