Vậy thôi miên liệu có phải là một liệu pháp mang tính khoa học thực sư hay chỉ là một mánh khóe lừa đảo? Dưới đây là những sự thật về thôi miên.
1. Những ghi chép sớm nhất về thôi miên
Thôi miên có một lịch sử lâu đời, chúng được biết đến từ những năm 1700 trở lại đây. Franz Anton Mesmer, một bác sĩ người Áo sống ở thế kỉ 18 đã sử dụng công năng của thôi miên để chữa bệnh. Điều này đã mang lại cho ông nhiều tai tiếng nhưng sau đó người ta vẫn sử dụng cách thôi miên của ông.
Thuật ngữ thôi miên (hypnosis) được đặt tên bởi bác sĩ người Xcôt-len, James Braid, ông đã sử dụng từ ngủ trong tiếng Hy lạp để tạo nên thuật ngữ. Braid đã nghĩ có thể sử dụng thôi miên trong phẫu thuật, và ông đã đúng đến tận ngày nay nó vẫn được sử dụng bởi nhiều bác sĩ, nha sĩ, nhà tâm lý học.
2. Trong quá trình thôi miên, mọi người tỉnh táo hoàn toàn
Nhiều người tưởng rằng chúng ta sẽ ngủ trong khi bị thôi miên nhưng thực tế không hẳn vậy. Bạn không những tự kiểm soát những hành động của mình mà lúc đó bạn còn hết sức tỉnh táo để nghe toàn bộ những điều mà nhà thôi miên nói.
Một nhà thôi miên dày dạn kinh nghiệm đã từng tự thôi miên để giảm đau cho chính mình. Ông đã thử thực hiện điều này trong quá trình phẫu thuật. Kết quả là ông đã không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên để áp dụng rộng rãi phương pháp này chúng ta vẫn cần nhiều bằng chứng hơn nữa. Chắc hẳn là ông ta cũng trải qua một quá trình đấu tranh tư tưởng ghế gớm chứ không chỉ là đặt bản thân vào trạng thái ngủ.
3. Thôi miên trị liệu là một hình thức điều trị y tế được chấp nhận ở nhiều quốc gia
Thôi miên trị liệu là ứng dụng nhằm mục đích thay đổi một cách nhanh chóng những hành vi, những thói quen xấu như hút thuốc, đánh bạ, uống rượu, tính cầu toàn, tính trì hoãn… Phương pháp này cũng có thể giúp trị liệu chứng hoảng sợ như sợ nhện, sợ côn trùng, sợ đi máy bay, sợ sấm sét, sợ tiêm thuốc...
Thôi miên trị liệu còn giúp tăng động lực, xây dựng lòng tự tin, giảm stress ... và thường rất hiệu quả trong giảm đau. Phương pháp trị liệu này đặc biệt hiệu quả đối với các bệnh lý về tâm thần.
4. Thôi miên không có tác dụng với tất cả mọi người
Để thôi miên thành công cần có gợi ý của người thôi miên, người bị thôi miên sẽ làm theo và cần sự cởi mở, đồng ý với trải nghiệm này.
Vì vậy, một ai đó không muốn hoặc có sức đề kháng quá cao đối với việc tuân theo các chỉ dẫn thì việc thôi miên có thể sẽ thất bại. Có những người dễ bị thôi miên hơn người khác và khả năng bị thôi miên của từng người là khác nhau.
5. Bạn không thể bị mắc kẹt trong thôi miên
Sẽ dễ dàng thoát ra khỏi thôi miên hơn khi ai đó nói với bạn rằng bạn sẽ thức dậy sau khi đếm đến ba, nhưng về mặt lý thuyết là không ai bị mắc kẹt mãi trong trạng thái thôi miên. Đó có vẻ là một tin mừng có phải không?
6. Thôi miên có thể làm quên đi ký ức
Các bộ phim luôn khiến mọi người tin rằng người bị thôi miên sẽ không nhớ những gì xảy ra khi họ bị thôi miên nhưng sự thật không phải vậy, việc mất trí nhớ chỉ xảy ra khi nó được nói rõ ràng trong cuộc thôi miên và là mục tiêu của thôi miên.
Người bị thôi miên thực sự muốn quên đi điều đó và nghe theo những chỉ dẫn của nhà thôi miên. Ngược lại, thôi miên cũng có khả năng giúp phục hồi trí nhớ.
7. Thôi miên y khoa và thôi miên biểu diễn là hai dạng rất khác nhau
Thôi miên y khoa mang ý nghĩa thật sự về mặt y học, nó có thể là biện pháp để giảm đau hoặc các trị liệu về tâm lý. Trong khi đó, thôi miên biểu diễn thường là các hình thức điều khiển tâm trí khán giả, bắt họ làm theo các hành động của mình.
Đây chẳng qua chỉ là một công vụ giải trí chứa nhiều mánh khóe. Nó giúp đám đông trầm trồ, thích thú mang lại tính giải trí nhưng không mang bản chất thật của thôi miên.
Theo PV/ Helino