Napoleon không hề… lùn như chúng ta vẫn tưởng
Trong thời kì Chiến tranh Napoleon bị báo chí Anh quốc xem như một bạo chúa nguy hiểm, luôn rình rập xâm lược. Báo chí phái Bảo thủ Anh thường xuyên mô tả Napoleon lùn hơn nhiều chiều cao trung bình của người bình thường.Và hình ảnh này kéo dài dai dẳng gây ra ngộ nhận lớn về tầm vóc thực sự của Napoleon đối với thế hệ sau.
|
Hoàng đế nước Pháp Napoelon Bonaparte
|
Sự khác biệt dẫn đến ngộ nhận và lầm tưởng, ngoài việc do người Anh thêu dệt còn đến từ sự khác biệt giữa các đơn vị đo lường giữa 2 quốc gia: Anh và Pháp. Theo Anh, Napoleon cao 5 feet 2 inches. Trong hệ thống đo lường của Anh, 1 feet bằng 12 inches, còn 1 inch là 2,54 cm. Tức Napoleon theo tuyên truyền của Anh chỉ cao tầm 1m58.
Tuy nhiên, kết quả giải phẫu thi thể Napoleon của bác sĩ François CarloAntommarchi vào thời điểm Hoàng đế nước Pháp qua đời vào tháng 5/1821 chỉ ra rằng chiều cao thực sự của ông là 5 pieds 2 pouces Pháp. Một Pied cũng bằng 12 pouces. Nhưng 1 đơn vị pouce Pháp tương đương với 2,71 cm. Như vậy, chiều cao chính xác của Napoleon là 62 pouces Pháp, tức hơn 1m68.
1m68 không thể gọi là cao – nếu đặt mối quan hệ so sánh với chiều cao trung bình nam giới châu Âu ở thời hiện đại, nhưng chắc chắn không phải là lùn – đặc biệt là vào giai đoạn cuối thế kỉ 18-đầu thế kỉ 19 ở Pháp. Theo nghiên cứu được công bố chính thức vào năm 1963 của giáo sư sử học Pháp Marce Dunan thì chiều cao trung bình của dân Pháp đầu thế kỉ 19 là 164,1 cm. Như vậy, Napoleon còn cao hơn cả chiều cao trung bình người Pháp nói chung.
|
Chiều cao thực sự của Napoleon là 1m69, không hề lùn như đa số vẫn tưởng
|
Napoleon luôn giữ trong mình một viên thuộc độc để… sẵn sàng tự tử
Trong chiến tranh Liên minh thứ 6, quân đội của Napoleon đã giành được những thắng lợi quan trọng đầu tiên, đỉnh cao chính là trận Dresden tháng 8/1813. Tuy nhiên, tình hình càng về sau càng tệ hơn đối với Napoleon khi quân Pháp bị khóa chặt bởi lực lượng liên quân đông gấp đôi gồm Phổ-Áo, Thụy Điển, Nga, Anh, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Sau thất bại ở trận Leipzig, quân đội của Napoleon buộc phải rút lui về Pháp với số lượng thương vong cực lớn (từ 350.000 còn lại 70.000 lính). Nước Pháp bị bao vây: quân Anh dồn ép từ phía nam, các đạo quân Liên minh khác đang nhắm vào tấn công các bang chư hầu Đức. Napoleon thắng một loạt trận xuất sắc trong Chiến dịch Sáu ngày, tuy nhiên chúng không đủ ý nghĩa để thay đổi cục diện. Quân Liên minh đã đánh bại Napoleon trong những trận đánh quan trọng tại Laon và Arcis-sur-Aube, và tiến chiếm Paris vào tháng 3/1814.
Khi Napoleon đề xuất hành quân tới thủ đô, các thống chế của ông quyết định gây binh biến. Ngày 4-4, Thống chế Ney lãnh đạo lật đổ Napoleon. Napoleon buộc phải thoái vị không điều kiện vào ngày 11-4.Trong Hiệp ước Fontainebleau, những người chiến thắng đày ông tới Elba, một hòn đảo 12 000 dân ở Địa Trung Hải, cách bờ biển Toscana 20 km. Họ cho ông quyền cai trị hòn đảo và cho phép ông giữ lại danh hiệu hoàng đế.
|
Napoleon từng uống thuốc độ tự tử khi bị đày tới Elba nhưng không chết
|
Napoleon đã định tự tử bằng viên thuốc mà ông mang theo mình kể từ một lần suýt bị người Nga bắt được trong đợt rút lui khỏi Moskva trong Chiến dịch nước Nga 1812. Tuy nhiên độc tính của viên thuốc này đã giảm sau vài năm, và nhờ đó mà Napoleon sống sót. Ông chấp nhận lưu đày, trong khi vợ và con trai tìm sự nương náu ở nước Áo. Chính tại Elba, Napoleon đã âm thầm gầy dựng một đội quân mới, chuẩn bị cho một thời kì có tên “Triều đại Một trăm ngày” vào tháng 3/1815.
Napoleon chết vì nhiễm độc Arsen nặng nhưng không phải do ám sát
Cuộc khám nghiệm tử thi Napoleon, được thực hiện bởi bác sĩ François Carlo Antommarchi chỉ ra rằng nguyên nhân cái chết là ung thư dạ dày. Cha của Napoleon cũng qua đời vì ung thư dạ dày nhưng điều này dường như không được biết vào thời điểm đó. Antommarchi tìm thấy bằng chứng về một vết loét dạ dày, và đây là cách giải thích tiện lợi nhất đối với chính phủ Anh, những người muốn tránh sự chỉ trích về việc đối xử hà khắc với cựu hoàng đế Pháp tại nơi giam giữ ở đảo Sain Helena.
Năm 1955, nhật ký của người hầu phòng của Napoleon, Louis Marchand, xuất hiện trên báo chí. Bản mô tả về Napoleon những tháng trước khi qua đời khiến cho chuyên gian sử học Sten Forshufvud đề xuất những nguyên nhân khác cho cái chết, bao gồm sự đầu độc arsen từ từ. Arsen được dùng làm thuốc độc vào thời kì đó bởi nó không thể bị phát hiện khi áp dụng trong một thời gian dài.
|
Nhiễm độc Arsen là 1 trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới cái chết của Napoleon.
|
Forshufvud, trong một cuốn sách năm 1978 với Ben Weider, lưu ý rằng cơ thể vị hoàng đế được thấy là được bảo quản tốt một cách đáng ngạc nhiên khi di chuyển vào năm 1840. Arsen là một chất có tính bảo quản mạnh, và do đó điều này củng cố giả thuyết đầu độc.Một bài báo năm 2007 đã khẳng định loại arsen tìm thấy trên thân tóc Napoleon là loại vô cơ, độc tính cao nhất, và theo nhà độc dược học Patrick Kintz, điều này ủng hộ kết luật rằng cái chết của ông liên quan chặt chẽ với việc nhiễm độc Arsen.
Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện đại tỏ ra nghiêng về chứng cớ giải phẫu ban đầu. Tức Napoleon chết vì nhiễm độc Arsen trong hàng chục năm, cộng hưởng với thói quen sinh hoạt, những giai đoạn dài lao lực vào khoảng thời gian cuối đời bị đối xử tàn tệ, từ đó dẫn tới ung thư dạ dày, chứ không phải do bị đầu độc.
Các nhà nghiên cứu năm 2008 đã phân tích các mẫu tóc Napoleon khác nhau từ suốt cuộc đời ông, từ gia đình và những người đương thời. Tất cả các mẫu đều có nồng độ arsen rất cao, xấp xỉ gấp 100 lần con số trung bình. Theo các nhà nghiên cứu này, cơ thể Napoleon đã bị nhiễm độc arsen nặng khi còn là một cậu bé, và nồng độ arsen cao trong tóc không phải do sự đầu độc có chủ ý nào.
Theo Thanh Xuân/Dân Việt