Người gặp chuyện là oán trời trách đất
Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều người lúc nào mang trong lòng tâm oán trách. Họ oán trách cha mẹ của mình không công bằng, oán trách công việc quá nhiều, oán trách bạn bè chẳng hề hiểu mình.
Nhưng kỳ thực thì oán trách chính là một loại cảm xúc vô cùng xấu, khiến mối quan hệ ngày càng trở nên căng thẳng và mâu thuẫn hơn. Nó khiến cho sức khỏe của chính bản thân người ấy xấu đi, người thân bạn bè cũng dần xa lánh họ.
Oán giận quá nhiều sẽ càng khiến vận may rời bỏ người đó mà đi. Thế nên đừng gặp chuyện không vui là lại oán trách.
Người nói lời quá cay nghiệt, chua ngoa
Nói chuyện cay nghiệt, chua ngoa chính là một thói quen làm tiêu giảm đi phúc đức. Với một người mà nói thì khẩu đức là vô cùng quan trọng. Người không có khẩu đức sẽ dễ dàng phạm phải khẩu nghiệp.
Nói lời không nên quá cứng rắn, không nên nói một đằng nghĩ một nẻo, lại càng không nên xoáy vào nỗi đau của người khác. Chế nhạo người khác, lúc nào cũng nhìn vào nhược điểm của người khác rồi sẽ tự tạo ra tổn thương và chuốc lấy những oán hận mà thôi.
Ăn nói tùy tiện
Một người hễ ăn nói quá nhiều, ăn nói tùy tiền thì lời họ nói ra rất khó để kiểm soát được. Nói mà không suy nghĩ, không biết lời nào nên nói, lời nào không.
Im lặng đúng lúc là một đức tính vô cùng đáng quý. Hơn nữa, sự việc cũng không khẳng định được đúng hay sai thì đừng nên nói bừa. Cũng đừng vì tranh luận chút việc nhỏ mà gây ra họa lớn.
Người ăn nói hàm hồ thì dễ gây ác cảm. Thế sự vô thường, mọi việc đều có thể thay đổi, huống hồ là những việc chưa hề xảy ra. Thế nên một người khôn ngoan sẽ không ăn nói tùy tiện.
Theo Truy Nguyệt/ Khoevadep