Từ xưa các cụ có câu gieo Nhân phải gạt Quả, Nhân thế nào thì Quả thế ấy, gieo hạt cam thì được quả cam thơm ngọt, gieo hạt chanh thì quả chanh chua. Do đó ai cũng nên tránh khẩu nghiệp.
Trong cuộc sống hôn nhân cũng vậy, hai vợ chồng một lời nói cũng làm tan vỡ một gia đình, giữa nhân viên với chủ lời nói có thể làm mất việc, mất công danh sự nghiệp, giữa anh em bạn bè người thân có thể gây mâu thuẫn, bất mãn, thù ghét, câm hận, giữa hai vị đứng đầu một lãnh thổ có thể gay ra chiến tranh…
|
Ảnh minh họa
|
Trong Thập Thiện Nghiệp (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không tham, không sân, không si, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời ác).
Người xưa cũng dạy chúng rằng: “ Khẩu khai thần khí tán. Thiệt động thị phi sanh”, tức là mở miệng nhiều lời sẽ hao tỗn thần khí, lưỡi động thường nói chuyện phải trái, hơn thua, đẹp xấu, khen chê...để rồi phải tranh đấu, mạ lị lẫn nhau khiến sanh ra lắm chuyện thương tâm.
Trong một đời người, do thoả thích cho cái miệng mà chúng ta đã tạo không biết bao tội lỗi. Do vậy mà Tây phương cũng có dạy: ”Trước khi nói phải uống lưỡi bảy lần” là vậy.
Các cụ dạy rằng, cái miệng nầy rất tai hại, ăn uống thì cầu kỳ muốn nuốt vào những món ngon vật lạ cho khóai khẩu, vừa hao tốn tiền của, vừa đem bệnh vào thân, vì động thực vật bây giờ sản xuất chạy theo lợi nhuận nên sử dụng hóa chất rất nhiều, nếu không biết kiêng cữ thì bệnh nan y mang vào thân, để tự làm khổ mình và làm khổ bao người, phải lo chạy chữa, là chuyện đương nhiên.
Những điều nên tránh:
1‐ Không nên nói hai chiều, người xưa còn gọi là hai lưỡi, ví như nói xấu người này, rồi lại nói xấu người kia, gặp ai cũng nói xấu, mới khen người ta đó quay lưng đi liền nói xấu với người khác, đâm chọc chia rẻ tùm lum, làm cho mọi người hiểu lầm nhau, gia đình người ta xào sáo đổ vỡ, có thể đưa đến những sự viêc không thể cứu vãng được.
Do đó những ai không may mắn bị đồng nhưng cũng do nghiệp này mà ra, chính vì lúc trước luôn nói chia rẻ người khác, mà đời này phải gánh nghiệp.
2- Không nên nói dối, cha ông ta luôn dạy chúng ta nên nói thật, luôn luôn nói thật, dù là việc nhỏ, vì nói dối hoài sẽ thành thói quen, mà thường thì nói dối một lần thì lần sau phải nói dối tiếp để che đậy cái dối trước, dần dần nói dối không che đậy được nữa thì xảy ra hành động sai, tạo nghiệp sai…
Bởi hậu quả nghiêm trọng cái gốc cũng từ việc nói dối. Mà nói dối nhiều quá thì mọi người cũng sẽ biết, sẽ không tin mình nữa, sống mà không ai tin mình thì thật là thảm rồi. (Có thể nói dối để cứu người).
Theo Ngọc Lê/Khỏe & Đẹp