Trong tài liệu cổ "Hoàng đế nội linh" của Trung Quốc có ghi chép "thận chính là gốc". Thận không chỉ giữ vai trò thanh nhiệt, bài tiết mà còn có thể điều phối cân bằng âm dương trong nội tạng. Thận có quan hệ trực tiếp đến sự khỏe mạnh của cả cơ thể lẫn tâm trí. Thận khí đầy đủ, cơ thể dồi dào năng lượng. Ngược lại nếu thận khí kém sẽ dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe.
Dấu hiệu thận suy yếu bao gồm: Khó ngủ; mệt mỏi, suy nhược, nhức đầu; có làn da khô và ngứa; sưng ở mắt cá chân, bàn chân và bàn tay; bị đau lưng; có bọng mắt...
Tục ngữ Trung Quốc có câu "Dưỡng thận trước dưỡng thân", ý muốn nói chỉ khi đảm bảo sức khỏe của thận thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh, các bệnh mãn tính sẽ không tự dưng xuất hiện.
Buổi sáng là thời điểm vàng để dưỡng thận, vào lúc này bạn nếu thực hiện 4 việc này sẽ giúp thận luôn khỏe.
Vào buổi sáng, thực hiện 4 việc này sẽ giúp thận luôn khỏe
1. Không nhịn tiểu
Sau một đêm ngủ dài, việc đầu tiên chị em cần làm là giải phóng chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu bạn có thận khỏe mạnh, bạn sẽ đi tiểu vô cùng dễ dàng, đồng thời nước tiểu có màu vàng nhạt, mùi nhẹ nhàng, không xuất hiện bọt khí.
Ngược lại, những người phụ nữ có tử cung nhiễm bệnh, họ sẽ đi tiểu không hề thuận lợi vì cảm giác đau, không thoải mái. Ngoài ra, nếu nước tiểu của bạn có màu đục, mùi hôi khó chịu, xuất hiện nhiều bong bóng nhỏ thì rất có thể bạn đã mắc bệnh thận.
Nhất định không nên nhịn tiểu, thói quen này dễ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận, viêm niệu đạo và các nguy cơ nguy hiểm khác.
2. Uống đủ nước
Uống ít nước là nguyên nhân chính dẫn đến sỏi thận. Rất nhiều người ngại việc phải đi vệ sinh nên hạn chế hoặc không uống nước, lâu ngày độc tố không thải được sẽ tích tụ ở thận. Nguy hiểm hơn, cơ thể thiếu nước sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu lẫn vô vàn các bệnh mãn tính khác.
Hãy thay đổi dần thói quen và chăm chỉ uống nước nhiều hơn, bởi đó là cách ngăn ngừa bệnh thận đơn giản và rẻ tiền nhất. Theo lời khuyên của các chuyên gia, người lớn nên uống 1.500 – 1.700ml nước mỗi ngày, tốt nhất là nước đun sôi hoặc trà pha loãng.
Vào tiết trời nóng bức thì cơ thể thường mất nước nhiều hơn do vận động liên tục gây đổ mồ hôi, vậy nên bạn hãy bổ sung lượng nước thích hợp tùy vào tình hình thực tế. Riêng các bệnh nhân bị sỏi thận, nhất định phải tăng cường uống nước hàng ngày để giảm nhẹ bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát hay trở nặng hơn.
3. Ăn quả dâu tằm
Dâu tằm được giới y học ca ngợi là "loại trái cây tốt cho sức khỏe nhất thế kỷ 21", chúng chứa một lượng lớn anthocyanin, resveratrol, polysaccharide, axit tannic, axit chlorogenic, protein hoạt tính... đều là những chất dinh dưỡng mà thận cần bổ sung.
Đối với người thận khí không đủ, ăn vài quả dâu tằm có thể thúc đẩy khí huyết lưu thông, thải độc cặn bã trong cơ thể một cách hiệu quả, dưỡng gan thận, dưỡng âm, cường tinh.
Ngoài ra loại quả này còn có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất, chất xơ có tác dụng kiểm soát mức đường huyết ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
4. Ăn đậu đen
Thần y Lý Thời Trân (nhà châm cứu, nhà thảo dược, nhà tự nhiên học, dược sĩ, bác sĩ nổi tiếng của triều đại nhà Minh, Trung Quốc) từng ghi lại trong cuốn "Dược liệu tổng hợp" rằng "ăn đậu đen thường xuyên có thể ngăn ngừa mọi bệnh tật".
Đậu đen có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng bổ khí hoạt huyết, khử ẩm, làm đẹp da, dưỡng can, cường thận.
Thời điểm vàng dùng đậu đen là vào bữa sáng. Khi chúng ta vừa ngủ dậy, cơ thể ở trong tình trạng thiếu nước. Nếu bạn sử dụng nước đậu đen kèm bữa sáng sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất chống oxy hóa anthocyanin trong loại nước này, từ đó tăng cường thể chất, cho bạn sức khỏe dẻo dai và nhiều sức sống hơn.
Nếu muốn bổ thận tráng dương, có thể nấu nước đậu đen và uống, cách này có thể bổ thận khí, cường thận, khiến thân tâm khỏe mạnh.
Theo Phụ nữ Việt Nam