Khi con dâu đi rồi, bà Huệ không giấu nổi những giọt nước mắt, bà không ngờ cả đời bà chăm lo vun vén cho gia đình các con nay lại bị đối xử như thế. Bị đối xử tệ, bị mắng không khác gì người ở, nhưng bà vẫn phải câm nín, chịu đựng. Tâm sự với người hàng xóm bà thở dài “Mong sao thằng Tôm nó nhanh lớn khôn để còn về quê với ông. Tôi thật sự không muốn ở lại đây nữa cô à”.
Ở cái tuổi 75 lẽ ra bà Huệ (Lục Bình, Hà Nam) phải được nghỉ ngơi, để con cháu chăm sóc báo hiếu. Nhưng ngược lại bà Huệ bằng này tuổi vẫn phải vất vả ngược xuôi lo cho con, cho cháu. Nhìn cảnh bà sáng sớm đi chợ, mua đồ ăn sáng, xong đâu đấy lại thổi cơm, quét dọn, phơi phóng, bế cháu…không ai không khỏi xót lòng.
Bà vất vả đã đành nhưng con trai bà nào đâu có hiểu. Hằng ngày, người dân khu dân phố này vẫn nghe thấy tiếng con trai, con dâu mắng mẹ. Có người không biết, còn tưởng vợ chồng họ đang cãi nhau, nhưng kỳ thực những lời nói hỗn láo, ác ý ấy là của đứa con trai dành cho mẹ mình.
Nguồn cơn của những cuộc cãi vã là xuất phát từ sự ác ý của nàng dâu. Cũng bởi ngày xưa khi con trai bà Huệ đưa cô ta về ra mắt. Cũng vì bà là người ở quê, bà cũng chỉ mong con lấy vợ gần nhà để mẹ con dễ bề chăm sóc nhau. Nhưng vì anh ta đã phải lòng cô gái người Hà Nội, nên một mực đòi cưới. Bất chấp mẹ và gia đình phản đối, anh con trai cả của bà Huệ vẫn “quyết”.
|
Nào ngờ, chưa được một tuần con dâu bà lộ rõ bản chất “láo lếu”. Cô ta không chỉ lười biếng mà hạnh họe mẹ chồng đủ điều. (Ảnh minh họa). |
Vì con quá yêu thương, nên bà Huệ đành chấp nhận dù trong lòng không mấy vui vẻ. Bà cũng nói với con trai “sau này con sinh cháu mẹ không lên chăm cháu đâu, con cứ thuê ô sin đi”. Thấy bà nói thế, cô con dâu ức lắm. Cũng vì lẽ đó mà cô ta rắp tâm nuôi mộng “trả hận”.
Mấy năm đầu cưới nhau, khi bố còn sống con trai bà còn thường xuyên về thăm gia đình. Nhưng rồi khi ông qua đời, con trai bà Huệ quên luôn các dịp lễ tết. Anh chỉ về đúng 2 dịp, giỗ cha và Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, mỗi lần anh cũng chỉ về 1-2 hôm rồi lại lên Hà Nội. Anh coi việc mỗi tháng gửi về cho mẹ 1 triệu là báo hiếu, không ít lần anh còn phàn nàn mẹ không biết chi tiêu. Trong khi anh sẵn sàng bỏ vài chục triệu mua cho vợ cái túi, cái kính mà chẳng so đo.
Nghĩ cũng tội cho bà Huệ, cả đời chăm lo cho con từng bữa cơm, giấc ngủ nay bị con đối xử như vậy. Đôi lần bà khóc khi cầm đồng tiền con trai gửi. Ngày Tết anh biếu mẹ, lẽ ra anh cũng nên có lời nói để mẹ ấm lòng, nhưng nhìn thái độ anh đưa tiền, bà không khỏi xót xa. Bà thầm chửi “Cha bố mày, cả đời mẹ nuôi nấng chăm sóc, nay mày coi mẹ như gánh nợ thế sao”.
Bà nói thế, nhưng vẫn thương con. Rồi khi con trai bà sinh thằng cháu đích tôn nó sợ ô sin chăm bẵm không tốt, nên vợ chồng anh ta vờ về quê xin lỗi mẹ rồi “rước” bà lên trông cháu. Bà cứ nghĩ vợ chồng nó đã thay đổi, đã biết đức độ, hiếu lễ nên bà khăn gói lên đường. Mặc cho 2 cô con gái ngăn cản, bà vẫn một mực tin tưởng.
Nào ngờ, chưa được một tuần con dâu bà lộ rõ bản chất “láo lếu”. Cô ta không chỉ lười biếng mà hạnh họe mẹ chồng đủ điều. Bà vì thương con trai nên nín nhịn cho qua tất cả, nhưng đôi lần trước những lời móc nhiếc quá đáng bà bật khóc. Bà bị ám ảnh vô cùng bởi lời nói nặng nề của con dâu, “bà cho cháu ăn như thế không đúng”, “bà thiếu hiểu biết quá không nên cho cháu ăn như thế”, “sao bà lại giặt cái váy này chung với cái quần đó”, “trời ơi, tôi điên với bà già này mất”,... Bà bật khóc chừng ấy năm làm dâu cô ta chưa một lần gọi bà bằng mẹ. Nếu có cũng chỉ trước mặt con trai bà, còn sau lưng cô ta toàn gọi mẹ chồng là bà già.
Mỗi sáng bà dậy sớm để đi chợ, phơi phóng quần áo. Bà tất bật tới hơn 10h mới ăn bữa sáng, nhưng rồi khi chưa kịp nuốt xuống bụng thằng cháu lại khóc oe oe đòi ăn, thế là bà đành tạm gác bữa ăn của mình để lo cho cháu. Nhưng chưa kịp nghỉ ngơi đã phải chuẩn bị cơm trưa cho con dâu. Hôm nào bà chậm trễ y như rằng con dâu lại kêu bà “ở nhà bà làm cái gì mà chưa có cơm vậy”, “Thế này thà thuê ô sin còn hơn”,...bà nghe mà như muối xát vào lòng.
Có hôm bà đem chuyện nói với con trai, anh cũng lấy làm khó chịu nhắc nhở vợ. Nhưng chưa nói xong câu đã bị cô ta nhảy vào mồm “Mẹ anh đặt điều đấy. Em có nói thế bao giờ”. Anh con trai nghe thế chỉ biết lắc đầu “đàn bà lắm chuyện”. Bà nghe vậy im lặng về phòng nằm.
Để trả đũa mẹ chồng, trưa hôm sau cô con dâu mất nết dẫn mấy chị em ở phòng về ăn trưa. Chê cơm mẹ chồng nấu cô ta mua toàn thức ăn nhanh. Khi khách tới nhà chơi thấy bà Huệ ai cũng ngạc nhiên, có người hỏi là ai con dâu thì thầm “bà ô sin nhà tao đó, vụng về lắm mày ạ”. Chả biết cố tình hay không nhưng cô con dâu nói đủ để bà nghe thấy. Bà cũng chẳng lắm điều làm gì, bế cháu vào phòng ngủ.
Ăn xong bày bừa khắp nhà cô ta lại vác túi đi làm mặc kệ bà dọn dẹp. Lẽ ra theo đạo hiếu cô ta nên nói với mẹ chồng một câu, nhưng cô ta nào đâu có đủ văn hóa để cư xử cho phải phép. Nhưng rồi cũng là ý trời, hôm đó anh con trai về thấy nhà cửa bừa bộn. Biết do vợ mình gây ra, anh đã gọi điện mắng. Ít ra đây cũng là lần duy nhất anh lên tiếng bênh vực mẹ mình.
Tuy nhiên, cô ta chẳng lấy gì làm vui vẻ mà ngấm ngầm tìm cách trã đũa bà mẹ chồng già yếu ấy. Cô ta làm mẹ nhưng chưa một lần thấu hiểu cho bà, cô ta ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình mà thôi.
Hôm sau khi cậu con trai chẳng may đang tuổi lật ngã từ trên giường xuống nhà. Vì đau nó khóc toáng lên. Anh con trai bà cùng con dâu đang dọn nhà thấy vậy hoảng hốt chạy lên. Cô ta không nói không rằng đổ hết lỗi cho bà, dù trước đó cô ta là người nhận trông con. Cũng vì thế, hôm đó bà bị con trai mắng chửi thậm tệ. Không chỉ vậy, anh ta còn tuyên bố từ nay không cho bà ngồi ăn cơm chung nữa. Chỉ vì trông bà “ngứa mắt”.
Lần đầu tiên sau hơn 10 năm bà Huệ khóc, giọt nước mắt lăn dài xuống gò má. Nói đúng hơn là hốc mắt, vì bà quá gầy. Nếu như trước đây khi lên Hà Nội bà nặng 44kg thì giờ bà chỉ còn 36kg. Nhưng sự đau yếu về thể xác không thể đau đớn bằng nỗi đau có đứa con bất hiếu như anh ta. Bà ôm mặt lên phòng ngồi một mình, bát cơm rau đạm bạc con dâu mang để trong phòng riêng cho mẹ chồng vẫn còn đó.
Bà ngồi trầm ngâm, đôi lúc bà nghĩ hay bà cứ mặc chúng nó về quê sống. Nhưng bà thương cu Tôm nhiều lắm, nó quấn bà hơn quấn mẹ. Giờ bà về ai sẽ chăm sóc cho nó đây?
Theo Người Đưa Tin