Tác dụng của ớt chuông
Tăng cường thị lực
Zeaxanthin và lutein là các những sắc tố carotenoid giúp bảo vệ điểm vàng của mắt tránh khỏi tác hại từ ánh sáng xanh, qua đó thị lực được cải thiện cũng như chống lại những phản ứng oxy hóa gây tổn thương cho võng mạc mắt. Trong ớt chuông cam, đỏ và đặc biệt là xanh chứa nhiều zeaxanthin. Do đó, các chuyên gia khuyến khích mỗi ngày con người nên hấp thụ 2 mg zeaxanthin. Đồng thời, ớt chuông đỏ bổ sung khoảng 75% nhu cầu về vitamin A cần thiết cho cơ thể trong việc tăng cường thị lực, để ngăn ngừa chứng quáng và nhìn rõ hơn vào ban đêm.
Phòng ngừa thiếu máu
Những mô của các tế bào trong cơ thể sẽ không được cung cấp đủ lượng oxy nếu bị thiếu máu, dẫn đến dễ chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nhợt nhạt, xanh xao. Nghiêm trọng hơn là mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, tim đập nhanh. Ớt chuông rất phong phú chất sắt mang đến khả năng cải thiện tình trạng thiếu máu vì thiếu sắt. Song song đó, ớt chuông cung cấp tới 300% lượng vitamin C cơ thể cần thiết mỗi ngày để tăng cường khả năng hấp thu sắt ở ruột.
Tim mạch khỏe mạnh
Những chất oxy hóa mạnh trong ớt chuông sẽ trung hòa cũng như ngăn chặn sự tác động của những gốc tự do làm tổn thương tế bào trong cơ thể, giảm cholesterol xấu trong máu. Nhờ đó, hạn chế nguy cơ phát triển các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường type 2, tim mạch, đột quỵ.
Mặt khác, lượng phytonutrients dồi dào trong ớt chuông sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tốt cho người bệnh cao huyết áp. Giúp giảm viêm, thải độc, tăng khả năng miễn dịch cùng sự trao đổi chất của những hormone. Giảm thở gấp và thư giãn đường hô hấp cho bệnh nhân hen suyễn để giảm thiểu mức độ cùng số lần phát bệnh.
Cân bằng tâm trạng và ngủ ngon
Tác dụng của ớt chuông còn trong cả giấc ngủ. Nhờ sự kết hợp của vitamin B6 và magie, ớt chuông giúp làm giảm căng thẳng thần kinh và lo lắng, tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể. Vitamin B6 góp phần vào trong quá trình sản sinh melatonin để chất lượng giấc ngủ tốt hơn, hỗ trợ cân bằng “đồng hồ sinh học” của cơ thể. Đối với phụ nữ, ớt chuông còn có tác dụng làm giảm những triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau nhức, mệt mỏi, tâm trạng thất thường.
Kích thích tiêu hóa và hỗ trợ giảm cân
Trong ớt chuông không chứa cholesterol, ít chất béo và calorie, đồng thời có khả năng sinh nhiệt và tăng tốc độ trao đổi chất trong cơ thể nên sẽ giúp bạn đốt cháy được nhiều calorie để giảm cân hơn. Thêm vào đó, không như những loại ớt khác chứa capsaicin gây nóng trong người và chỉ sinh nhiệt lượng ở mức thích hợp để tăng cường trao đổi chất, nên ớt chuông không gây tăng nhịp tim hoặc huyết áp. Lượng chất xơ dồi dào thúc đẩy nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, bảo vệ ruột khỏi những vi khuẩn có hại, chống nguy cơ ung thư ruột kết, qua đó điều trị hội chứng ruột kích thích và táo bón.
Tác hại khi ăn nhiều ớt chuông
Ảnh hưởng tới giấc ngủ
Gây gián đoạn giấc ngủ hay khó đi vào giấc ngủ được xem xét là một trong những tác hại tiềm ẩn khi sử dụng ớt chuông vượt lượng an toàn. Theo đó, giống như với nước cam hay nước chanh, nếu bạn dùng nước ép ớt chuông nhiều vào bữa tối, lượng vitamin C từ loại ớt ngọt này sẽ hoạt động như một chất xúc tác, tăng cảm giác hưng phấn khiến bạn trằn trọc, mất ngủ.
Chướng bụng đầy hơi
Ớt chuông vốn thuộc nhóm rau quả khá giàu chất xơ, rất cần thiết cho hoạt động chuyển hóa dưỡng chất và bài tiết chất thải ở hệ tiêu hóa. Tuy nhiên cũng cần phải nói rằng, khi chúng ta tiếp nạp một lượng quá lớn chất xơ từ ớt chuông, dẫn tới dư thừa chất xơ thì tình trạng no căng, chướng bụng và ợ hơi rất dễ xuất hiện.
Không tốt cho chức năng của thận
Theo phân tích dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C được tìm thấy trong ớt chuông tương đương với hơn 200% nhu cầu mà cơ thể cần mỗi ngày (cao gấp 2 – 3 lần hàm lượng do trái cam hay trái chanh cung cấp).
Song cũng chính vì thế, việc lạm dụng hay chỉ tập trung ăn ớt chuông, không kết hợp đa dạng rau quả khác tiềm ẩn nguy cơ đẩy cơ thể rơi vào trạng thái dư thừa vitamin C, làm tăng nồng độ axit uric và oxalat trong nước tiểu. Điều này tác động không tốt tới chức năng của thận do sỏi có thể tích tụ ở ống niệu quản, gây sỏi thận.
Tăng nguy cơ bị vàng da
Ớt chuông là một trong những thực phẩm giàu nhóm chất beta-carotene – thành tố cực kì cần thiết giúp duy trì thị lực, bảo vệ đôi mắt sáng khỏe. Thế nhưng nếu hấp thu quá nhiều, khiến nồng độ hoạt chất này trong máu tăng cao, tỉ lệ mắc chứng vàng da sẽ tăng cao.
Thực phẩm không nên ăn cùng ớt chuông
Hạt hướng dương: Khi chất sắt trong ớt ngọt gặp vitamin E trong hạt hướng dương sẽ cản trở quá trình hấp thụ vitamin E nên không thích hợp dùng chung.
Mùi tây: Enzyme phân hủy vitamin C có trong rau mùi sẽ làm oxy hóa vitamin C trong ớt ngọt. Từ đó làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Dưa chuột: Ớt chuông rất giàu vitamin, dùng thường xuyên có thể bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể con người. Tuy nhiên men phân hủy vitamin có trong dưa chuột sẽ phân hủy vitamin trong ớt chuông. Khi ăn vào sẽ giảm đi rất nhiều mức độ dinh dưỡng.
Rượu: Không nên kết hợp ớt chuông với rượu. Những chất độc hại do rượu trắng và ớt chuông tạo ra khiến nhiều người không ngờ tới. Có hơn 30 loại chất độc có thể sản sinh ra và chúng đều có hại cho cơ thể, là chất gây ung thư. Vì vậy không nên ăn ớt chuông khi uống rượu.
Người không nên ăn ớt chuông
Người có hệ tiêu hóa nhạy cảm, yếu hoặc mắc bệnh về đường ruột thì không nên dùng ớt chuông sống.
Bệnh nhân bị trĩ, viêm loét dạ dày, viêm thực quản không ăn ớt chuông.
Người có khả năng loãng xương cũng không nên ăn ớt chuông để tránh làm viêm xương và tạo thành loãng xương. Nếu ăn thì cần gọt vỏ, làm sạch, nấu chín và ăn với lượng vừa phải để dễ dàng tiêu hóa hơn.
Những bệnh nhân mắc bệnh về mắt nên ăn ít hoặc không nên ăn.
Những người bị sốt, cao huyết áp, lao phổi nên thận trọng khi ăn ớt chuông.
Theo Thanh Huyền/Tiền Phong