Sốt, loét họng đi khám bị giang mai
Chị Thảo M. 29 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội đi kiểm tra sức khỏe và được chẩn đoán mắc giang mai. Chị M. cho biết khoảng 10 ngày nay chị bị sốt, loét họng, chán ăn mệt mỏi chị mua thuốc uống nhưng không đỡ và chị đi khám bác sĩ xét nghiệm máu phát hiện có giang mai. Đây là bệnh xã hội lây chủ yếu qua đường tình dục.
Lúc này, chi M. cho rằng chị chia tay bạn trai cũng hơn 1 năm rồi. Hơn 1 năm rồi chị cũng chưa yêu ai như thế thì rất khó có thể xác định được vì sao mắc bệnh xã hội.
|
Ảnh minh họa. |
Và lần duy nhất chị lỡ quan hệ ngoài luồng đó là cách đây vài tháng công ty tổ chức liên hoan. Mọi người về hết, chỉ còn chị với sếp ở lại. Trước nay sếp luôn quan tâm tới chị M, luôn ưu ái công việc và hay thưởng cho chị.
Ý tứ gần xa mãi không được, tối hôm đó, sếp đã thẳng thắn luôn: "Nếu em chấp nhận làm tình công sở với anh thì em cũng có mọi thứ. Này thì lên chức, tăng lương và cả tiền về tài khoản". Nói xong rồi sếp ôm chị luôn. Trong người sẵn có tí men lại lâu lâu chị M. với gần gũi đàn ông nên đã đồng ý vào khách sạn với sếp. Chị M nghi ngờ lây bệnh từ sếp của mình.
Giang mai đứng sau HIV/AIDS
Theo bác sĩ da liễu Trần Thị Kim Loan – Bệnh viện An Việt, bệnh giang mai là bệnh xã hội phổ biến và nó cũng trở thành căn bệnh xã hội đáng sợ chỉ đứng sau HIV/AIDS.
Bác sĩ Loan cho biết con đường lây nhiễm của bệnh giang mai chủ yếu bệnh lây nhiễm hầu như luôn luôn qua quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, bệnh còn lây truyền từ mẹ sang con, lây qua đường máu như vết thương hở bị dính máu của người bị bệnh giang mai. Một số ít trường hợp dùng chung vật dụng sinh hoạt vẫn có thể lây nhiễm bệnh.
Biến chứng của giang mai, theo bác sĩ Loan bệnh giang mai diễn tiến qua nhiều giai đoạn. Bệnh có thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 8 tháng với dấu hiệu ban đầu. Trong đó, giai đoạn đầu thường chỉ trong vòng vài tuần. Xuất hiện giác đỏ, hay còn gọi là săm nhưng không gây đau. Các nốt săm thường xuất hiện ở vùng sinh dục. Nhiều người thường bỏ qua vì những dấu hiệu này không kèm theo đau. Ở nam các dấu hiệu thường xuất hiện ở bao quy đầu, rãnh bao quy đầu. Ngoài ra có thể xuất hiện ở hậu môn, ở miệng.
Ở nữ thời kỳ đầu khó phát hiện hơn. Để biết chính xác, người nghi ngờ mắc bệnh giang mai cần đến bác sĩ khám, điều trị.
Còn bênh giang mai bẩm sinh là giang mai từ mẹ truyền sang con, truyền bệnh qua nhau thai. Trẻ bị lây giang mai sẽ xuất hiện một số dấu hiệu sớm như phỏng nước ở lòng bàn tay bàn chân, da sần… Để tránh truyền bệnh giang mai cho trẻ khi người mẹ đang mang bầu phát hiện ra giang mai cần điều trị sớm, càng sớm càng nhanh khỏi và không để lại biến chứng.
Để phòng bệnh giang mai, bác sĩ Loan cho rằng cần quan hệ tình dục an toàn, không quan hệ lung tung. Nhất là với đối tượng có nguy cơ cao.
Bệnh giang mai nếu phát hiện ở giai đoạn sớm có kháng sinh điều trị, cần điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu để muộn bệnh khó điều trị, để lại di chứng suốt đời, biến chứng về thần kinh. Hậu quả nghiêm trọng, đứng thứ hai sau AIDS, bệnh xếp thứ 2 trong các bệnh xã hội.
Theo Đời sống Plus/GĐVN