Có nhiều đường
Các loại trà sữa ngọt thông thường trên thị trường có lượng đường từ 11-65g/cốc, trong khi đó lượng đường hằng ngày cơ thể cần không quá 50g.
Nạp quá nhiều đường vào cơ thể sẽ dễ dẫn đến sâu răng và béo phì. Bệnh béo phì sẽ làm gia tăng các bệnh lý khác như đường huyết cao, tiểu đường, lipid máu cao.
Hàm lượng chất béo cao
Hàm lượng chất béo trong trà sữa tương đối cao nhưng không có nghĩa là hàm lượng này vượt quá tiêu chuẩn một cách nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, chúng ta nên bổ sung tất cả các chất béo trong các khẩu phần ăn hằng ngày khác, không nên chỉ uống trà sữa.
Uống nhiều trà sữa gây táo bón
Trong trà có chứa caffeine, một chất khá tốt cho hệ bài tiết và giúp nhuận tràng. Ngoài ra, trà cũng chứa chất theophylline có tác dụng giải độc cơ thể, làm dịu tâm trí, thư giãn cơ bắp và cải thiện lưu lượng máu rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều theophylline từ trà sữa có thể khiến người dùng bị mất nước dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, dùng quá nhiều hạt trân châu sẽ khiến tình trạng táo bón trở nên nặng hơn.
Uống nhiều trà sữa gây nổi mụn
Một trong những tác hại có thể thấy ngay sau khi uống trà sữa đó chính là nổi nhiều mụn, với một lượng nhỏ, trà có thể giúp giải độc, nhưng uống quá nhiều có thể sẽ gây nóng, gây mất cân bằng các chất trong cơ thể làm cho da bị nổi mụn.
Đối với trẻ đang trong độ tuổi dậy thì hoặc những bạn đang bị mụn nên hạn chế dùng trà sữa để bảo vệ da. Nếu bạn là người nghiện trà sữa thì hãy giảm khẩu phần từ từ, bạn có thể dùng loại thức uống dinh dưỡng khác để bổ sung.
Ngoài ra, bạn nên chọn mua trà sữa ở những nơi uy tín, sử dụng nguyên liệu an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép sử dụng.
Với trẻ nhỏ hoặc trẻ đang trong thời gian dậy thì, bạn nên kiểm soát lượng trà sữa của bé, tránh cho bé mua trà sữa tự dùng, sẽ gây nhiều tác hại ảnh hưởng đến cơ thể và thiếu hụt dưỡng chất.
Theo Tiêu Dùng