Chiều ngày 11/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum cho biết, một nữ bệnh nhân trên địa bàn tỉnh vừa tử vong do nhiễm cúm lợn A/H1N1.
Theo hồ sơ bệnh án, nữ bệnh nhân là ni cô một ngôi chùa trên địa bàn. Ngày 25/10, bệnh nhân có với biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn và được đưa đến một cơ sở y tế tư nhân thăm khám, điều trị nhưng không đỡ. Dù được các bác sĩ cứu chữa, tuy nhiên bệnh nhân đã qua đời vào chiều 8/11 với chẩn đoán tử vong do cúm A/H1N1.
|
Một nữ bệnh nhân ở Kom Tum vừa tử vong do nhiễm cúm A/H1N1. Ảnh minh họa. |
Sau khi nhận được báo cáo, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum đã triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1; thực hiện tiêu độc, khử khuẩn toàn bộ khu vực bệnh nhân sinh sống và điều trị; đồng thời giám sát, cấp thuốc kháng virus Tamiflu điều trị dự phòng cho 44 người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Đến ngày 10/11, Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên cũng đã có kết quả kiểm tra nhanh đối với 44 mẫu dịch của những người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Trong đó có một mẫu dịch của bệnh nhân cùng nằm điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (BV Đa khoa tỉnh Kon Tum) cho kết quả dương tính với cúm A/H1N1. Hiện bệnh nhân này đang tiếp tục được các bác sĩ theo dõi, cho thở máy và điều trị tích cực.
Video "Những dấu hiệu sớm của bệnh ung thư mũi họng". Nguồn: CSHP.
Bệnh cúm lợn thuộc nhóm các loại bệnh có thể dễ dàng lây lan thông qua tiếp xúc và sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ nếu cha mẹ không biết cách phòng ngừa.
Cúm lợn là tên của virus cúm loại A tác động đến lợn và đã trở thành đại dịch vào tháng 8 năm 2010. Hiện nay, bệnh cúm lợn trở thành một căn bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến nhiều người trên khắp thế giới.
Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc với các vật dụng chứa nước bọt hay dịch tiết của người bệnh. Không chỉ tấn công vào các tế bào của hệ hô hấp, cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, người dân cần chủ động nắm bắt dấu hiệu nhận biết bệnh cúm lợn để phát hiện sớm, từ đó phòng tránh lây lan và điều trị kịp thời.
Những dấu hiệu nhận biết cúm A/H1N1:
|
Ảnh minh họa. |
- Sốt cao đột ngột (trên 38 độ C).
- Ho khan kèm theo biểu hiện đau họng.
- Sổ mũi, chảy nước mũi.
- Người mệt mỏi, đau nhức cơ khắp người.
- Đau đầu.
- Có thể kèm theo tình trạng chảy nước mắt, mắt đỏ.
Cúm A/H1N1 có biểu hiện giống với triệu chứng cúm thông thường, chỉ có thể phát hiện bệnh bằng cách xét nghiệm dịch mũi họng tại các cơ sở y tế. Do đó, người dân nên tránh chủ quan và thực hiện kiểm tra khi có những dấu hiệu nghi ngờ nhiễm virus. Đặc biệt, nếu những biểu hiện trên xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi ngờ nhiễm cúm cần khẩn trương khám và kiểm tra.
Cách phòng ngừa bệnh cúm lợn
Bệnh cúm lợn rất nguy hiểm, do đó bạn phải học cách phòng ngừa H1N1 cho cả gia đình.
Dưới đây là một số biện pháp ngăn chặn mà bạn có thể làm theo để phòng tránh virus cúm H1N1:
- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các bề mặt có thể chứa virus.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người.
- Giữ nhà ở, nơi làm việc sạch sẽ bằng cách thường xuyên lau chùi, sử dụng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
|
Đeo khẩu trang khi đi ngoài đường hay khi đến những nơi đông người cũng là một ý kiến hay để phòng tránh bệnh cúm lợn. Ảnh minh họa. |
- Ăn uống đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin nhằm giảm nguy cơ nhiễm virus.
- Theo dõi sức khỏe của bản thân, chú ý đặc biệt tới những biểu hiện cúm và thực hiện khám kịp thời.
- Khi xác định đã nhiễm cúm, nên cách ly và báo cho cơ quan làm việc, học tập và các cơ sở y tế địa phương.
- Điều tốt nhất mà bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh cúm lợn là tiêm phòng. Hãy tham khảo các trung tâm tiêm phòng tại nơi mình sinh sống và động viên cả gia đình cùng chủng ngừa.
Thảo Nguyên (TH)