Loại rau gia vị dễ trồng đẩy lùi ung thư, giúp xương chắc khỏe

Google News

Có mùi hăng và vị khá đặc biệt, lại dễ trồng, loại rau gia vị dân dã này lại đem đến nhiều lợi ích bất ngờ tốt cho sức khoẻ.

Hành lá là loại gia vị quen thuộc giúp tăng hương vị cho nhiều món ăn, không chỉ vậy nó còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe bất ngờ, thậm chí có thể hỗ trợ chống ung thư.

Loai rau gia vi de trong day lui ung thu, giup xuong chac khoe

Một chén hành lá cắt nhỏ (khoảng 100 g) chỉ chứa khoảng 32 calo, nhưng đáp ứng đến 10% lượng chất xơ một người trưởng thành cần trong cả ngày

Công dụng của loại rau gia vị hành lá

Theo BS Huỳnh Tấn Vũ – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, hành lá là gia vị quen thuộc, không chỉ giúp món ăn ngon mà còn là bài thuốc chữa nhiều bệnh.

Hành lá là gia vị và cũng là vị thuốc được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Hành lá chứa tinh dầu, trong tinh dầu chủ yếu chất kháng sinh atixin C6H10OS2.

Loai rau gia vi de trong day lui ung thu, giup xuong chac khoe-Hinh-2

Là một loại rau rất quen thuộc với chị em nội trợ. Hành lá thường được dùng để làm gia vị cho các món ăn, làm tăng hương vị lên gấp nhiều lần.

Hành lá có hàm lượng calo thấp nhưng lại chứa lượng lớn vitamin K, chất xơ, vitamin C, vitamin A và folate. BS Vũ cho biết theo các nghiên cứu, 100 gram hành lá chứa khoảng: 32 calo; 7,3 gam carbohydrate; 1,8 gam protein; 0,2 gam chất béo; 2,6 gam chất xơ; 207 microgam vitamin K ; 18,8 miligam vitamin C; 997 IU vitamin A; 64 microgam folate; 1,5 miligam sắt; 276 miligam kali; 0,2 miligam mangan; 72 miligam canxi; 0,1 miligam riboflavin; 20 miligam magiê.

Trong y học cổ truyền hành lá là vị thuốc lâu đời với tác dụng giải cảm tuyệt vời. Hành chứa lượng đáng kể calci, phosphor và kali, carotene và chất sắt, rất tốt cho cơ thể.

Hành còn chứa rất nhiều thành phần hóa học có tác dụng phòng chữa bệnh như acid malic, phytin và alylsulfid, tinh dầu, đặc biệt là chất kháng sinh alicine hòa tan trong nước.

Trong hành lá, chất Alicine tác dụng diệt khuẩn rất mạnh với một số bệnh như thương hàn, lỵ, vi trùng tả, trực khuẩn, bệnh bạch hầu.

Loai rau gia vi de trong day lui ung thu, giup xuong chac khoe-Hinh-3

 

Tuy nhiên, nó lại dễ mất tác dụng bởi nhiệt, kiềm. Vì vậy, trong khi nấu ăn, hành lá là gia vị cho vào cuối cùng để tránh mất chất alicine. Hành cũng chứa chất kháng khuẩn Fitoncidi, giúp tăng quá trình tạo ra dịch nhầy, phát huy hiệu quả với màng niêm mạc. Do đó, hành có tác dụng loại bỏ tình trạng viêm đường hô hấp trên.

Theo BS Vũ, trong y học cổ truyền, hành lá chứa vị cay, tính nóng, tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí, hoạt huyết, lợi tiểu, trợ tiêu hóa, sát trùng, an thai. Thường dùng chữa cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, ăn uống không tiêu, đầy bụng, bụng lạnh.

Trong các tài liệu cổ cho rằng hành lá có vị cay, hoà trung, thông dương, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, sắc uống lấy nước chữa các chứng sốt, sốt rét, cảm, nhức đầu, mặt mày phù thũng, còn làm yên thai, sáng mắt, lợi ngũ lạng. Nhưng các sách cổ còn nói thêm rằng ăn nhiều quá thì tóc hạc, hư khí xông lên không ra mổ hôi đuợc.

Loai rau gia vi de trong day lui ung thu, giup xuong chac khoe-Hinh-4

Hành lá là loại rau gia vị giúp cho các món ăn được "nâng tầm".

Người ta vẫn nấu cháo hành lá tía tô để chữa cảm mạo, phong hàn, nhức đầu ăn cháo hành nóng, chữa đau lưng, kiết lỵ. Dùng ngoài giã nát, đun sôi để rửa các vết thương, vết loét, chàm (eczema), viêm da, chữa mụn nhọt mưng mủ. Đặc biệt, do đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, nó là một loại thuốc tuyệt vời để chống lại virus và cảm cúm. Nó cũng giúp làm giảm chất nhờn dư thừa và chống lại cái lạnh mùa đông thường khiến bạn dễ bị ốm.

Tuy nhiên, hành lá có thể gây dị ứng với một số người. Tỷ lệ người dị ứng với hành lá không nhiều. Khi bị dị ứng, các triệu chứng có thể kích ứng da, ngứa, đỏ da nặng hơn thì khó thở, nôn mửa, thở khò khè, mề đay. Khi ăn hành lá, bạn gặp những điều này hoặc bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào khác sau khi ăn hành lá, bạn nên ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách trồng hành lá tại nhà đơn giản

Hành lá là loại gia vị thơm ngon và rất tốt cho sức khỏe. Vậy tại sao bạn không tự học cách trồng hành lá tại nhà vừa đơn giản, lại đảm bảo an toàn cho cả gia đình mình nhỉ?

Loai rau gia vi de trong day lui ung thu, giup xuong chac khoe-Hinh-5

Trồng hành lá bằng hạt.

Cách trồng hành lá bằng hạt

Đầu tiên là trồng hành lá bằng hạt rất đơn giản, bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây:

Chuẩn bị thùng xốp có chứa đất đã làm ẩm từ trước. Sau đó rắc đều hạt hành lên trên bề mặt và phun nước ở trên. Dùng tay ấn nhẹ nhàng hạt hành xuống để tiếp xúc với đất.

Sử dụng tấm che phẳng không thấm nước đậy ở trên thùng trồng hành giúp đảm bảo độ ẩm.

Kiểm tra thấy hạt hành nảy mầm thì bỏ mái che và di chuyển thùng hành tới vị trí mát mẻ.

Tưới nước cho hành bằng phân cá pha loãng hoặc trà 2 lần/tuần. Có thể dùng kéo cắt bớt ngọt để cây hành được cao và cung cấp chất dinh dưỡng đều tới cây.

Loai rau gia vi de trong day lui ung thu, giup xuong chac khoe-Hinh-6

Trồng hành lá bằng củ.

Cách trồng hành lá bằng củ hành

Để thực hiện cách trồng hành lá bằng củ, bạn cần chuẩn bị như sau: Chai nhựa, khay nhựa, bút dạ, kéo, dao có đầu nhọn, đất và củ hành. Cách trồng rất đơn giản như sau:

Cắt bỏ thân cổ của chai nhựa, sau đó dùng bút dạ đánh dấu những lỗ tròn trên thân chai.

Đục các lỗ nhỏ ở dưới đáy chai để tránh nước sẽ bị thối cây.

Lấy khay nhựa nhỏ để ở dưới chai giúp giữ nước tưới không bị chảy ra.

Cho lần lượt từng lớp đất rồi lớp hành tới miệng chai sao cho đỉnh của củ hành khớp với lỗ đục.

Tưới nước hàng ngày cho đất ẩm.

Đặt chai trồng hành ở nơi có nhiều nắng.

Loai rau gia vi de trong day lui ung thu, giup xuong chac khoe-Hinh-7

Trồng hành lá bằng phương pháp thủy canh.

Cách trồng hành lá bằng thủy canh

Để thực hiện cách trồng hành lá thủy canh, bạn cần chuẩn bị hành lá, dao, cốc thủy tinh. Sau đó tham khảo các bước như sau:

Lựa chọn những cây hành lá có thân xanh, mập và gốc dài.

Cắt phần lá xanh ở trên và giữ lại gốc.

Cho gốc hành vào trong cốc nước sao cho ngập rễ để không bị thối.

Đặt bình trồng hành ở nơi có ánh sáng và tránh ánh nắng trực tiếp.

Khoảng 2 - 3 ngày thay nước một lần. Sau 2 tuần là có thể thu hoạch.

Theo Nguyên An/Dân Việt